Áo Thun Sài Gòn đã hoàn thiện quy trình sản xuất khép kín từ khâu đặt vải đến khâu kiểm tra, đóng gói lần cuối và giao hàng đảm bảo cho ra sản phẩm áo thun đồng phục đẹp, chất lượng theo đúng mong muốn của khách hàng. Sau đây, Áo Thun Sài Gòn xin bật mí với các bạn 10 công đoạn sản xuất áo thun đồng phục mà cụ thể là may áo thun đồng phục cho các doanh nghiệp, công ty, khách sạn, quán cafe…
Sau khi đã thống nhất với khách hàng về hợp đồng đặt may áo thun đồng phục và xem xét các yêu cầu của khách hàng về kiểu dáng, chất liệu, vị trí in/thêu,… chúng tôi mới bắt tay vào thực hiện thông qua các giai đoạn chủ thể sau đây để sản xuất:
Nội dung Chi Tiết
Toggle1. Công đoạn lên ý tưởng thiết kế khuôn rập, xuất file in hoặc thêu
Đội ngũ thiết kế tại Áo Thun Sài Gòn tạo mẫu cắt vải và xuất file in/thêu dựa trên mẫu duyệt của quý khách hàng về kiểu dáng áo, hình in, hình thêu, kích thước áo.
2. Công đoạn đặt chất liệu vải, phụ kiện đi kèm theo mẫu được khách hàng thông qua.
Sau khi khách hàng chấp nhận màu vải, loại vải, số lượng áo và mẫu áo, chúng tôi bắt tay vào việc đặt hàng các loại vải và phụ kiện áo cần thiết đúng với từng mong muốn đặt ra.
Quy trình nhuộm cho vải và phụ kiện thường cần từ 5-7 ngày đối với các đơn hàng có màu độc đáo so với màu có trong bảng màu vải tiêu chuẩn.
3. Công đoạn trải vải
Chúng tôi trải vải trên một khu vực có độ bằng phẳng sau khi đưa vào kho. Lúc này tùy theo quy mô lớn nhỏ đơn hàng mà chúng tôi sẽ linh hoạt sử dụng trải tay hoặc trải máy.
Chúng tôi chồng nhiều lớp vải để cắt một lần nhằm tiết kiệm thời gian vì áo thun đồng phục thường được sản xuất theo đơn đặt hàng có số lượng nhiều về size áo. Trước khi cắt vải, người trải sẽ đảm bảo các mép vải thẳng đều, phẳng và không bị nhăn. Điều này hỗ trợ rất lớn cho độ chính xác khi cắt vải.
4. Công đoạn tạo sơ đồ áo và cắt vải
Bộ phận thiết kế sẽ lập sơ đồ cắt dựa trên mẫu đã được duyệt qua của khách hàng.
Sau khi trải cẩn thận vải thì các lớp vải chồng lên nhau thật phẳng tránh tình trạng bị dúm trên bề mặt. Tiếp đó nhân viên của chúng tôi bắt tay tiến hành vẽ sơ đồ cắt lên vải. Cho đến cuối cùng, thợ cắt vải sẽ tiến hành cắt vải theo sơ đồ đã có.
Vì vải không chỉ đơn giản trải một hay hai lớp mà thường được trải thành nhiều lớp nên việc cắt vải may đồng phục cần thực hiện bằng máy chứ không dùng kéo thủ công. Chính vì vậy, người cắt vải cũng cần có nhiều kinh nghiệm dày dặn để tránh cắt vào tay hay xảy ra các trường hợp sai sót như: cắt lệch, cắt xéo, cắt sai. Hậu quả từ những lỗi trên không những phải bỏ vải, mà tiêu hao nhiều thời gian và công sức.
5. Công đoạn lên hình in, hình thêu trên áo:
Đây là một giai đoạn quan trọng trong việc tạo ra một chiếc áo thun tiêu chuẩn. Vì nó ảnh hưởng đáng kể đến vẻ ngoài của chiếc áo đồng phục.
Sau khi cắt và phân loại kích thước các bộ phận cấu thành của áo thun. Theo thiết kế đã thống nhất, chúng tôi chuyển các phần của áo đi đến giai đoạn in hoặc thêu. Chúng tôi in áo thun bằng cách sử dụng phương pháp in lụa, in ép nhiệt, in thăng hoa, in phun hoặc thêu tùy theo sự yêu cầu của quý khách hàng để đảm bảo chất lượng và độ thu hút của sản phẩm nhưng vẫn làm hài lòng từng khách hàng đã tin tưởng.
6. Công đoạn may ra thành phẩm
Các phần của áo thun đồng phục sẽ được chuyển giao cho bộ phận may sau khi in thêu xong. Tại thời điểm này, chiếc áo sẽ được may hoàn chỉnh, bao gồm ráp cổ áo, ráp tay áo, ráp trụ, ráp túi, v.v. Ngoài ra, việc đính mác và bất kỳ phụ kiện nào khác mà khách hàng yêu cầu sẽ được hoàn thành.
7. Công đoạn đóng khuy và cắt chỉ thừa
Ngay sau đó, chiếc áo thun sẽ chuyển từ công đoạn may sang công đoạn đóng khuy và cắt bỏ bất kỳ sợi chỉ thừa nào từ công đoạn may và đóng khuy.
8. Công đoạn kiểm tra đảm bảo chất lượng, ủi và đóng gói
Sau khi đồng phục được may xong, một số thành viên trong nhóm kiểm soát chất lượng của chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng áo để đảm bảo màu sắc, đường kim mũi chỉ và tổng thể áo đều chính xác. Đồng thời hình in hoặc hình thêu phải có màu sắc giống theo bản thiết kế đã được khách hàng duyệt trước đó. Chỉ có những chiếc áo đạt chuẩn các yêu cầu trên mới thông qua còn áo đồng phục lỗi ngay lập tức sẽ bị vứt bỏ ra khỏi lô hàng.
Những chiếc áo đảm bảo chất lượng tiếp tục được chuyển sang công đoạn ủi phẳng, đóng gói thành phẩm và sắp xếp theo kích thước, màu sắc thật hợp lý để khi đến nơi khách dễ dàng kiểm tra, đối chiếu với đơn đặt hàng của mình.
9. Công đoạn giao hàng đến quý khách hàng
Chúng tôi sẽ giao hàng đến địa chỉ khách hàng chỉ định. Mỗi đơn vị chúng tôi đều có một biên bản giao hàng ghi rõ số lượng đồng phục hiện có, kích cỡ từng loại áo,… khi giao hàng.
10. Công đoạn bảo hành sản phẩm cho khách hàng
Để đảm bảo sự hài lòng của khách, Áo Thun Sài Gòn sẽ đổi, trả hoặc sửa chữa đồng phục cho bên khách hàng nếu chất lượng sản phẩm không như cam kết trong quá trình sử dụng. Đối với chúng tôi, luôn lấy sự sự tin yêu và ủng hộ của quý khách hàng làm kim chỉ nam hoạt động vì thế đơn vị Áo Thun Sài Gòn sẽ chấp nhận sửa mọi sai sót đến từ phía của mình.
Chúng tôi có bộ phận kiểm soát chất lượng ở từng công đoạn nhằm nhanh chóng xác định sai sót, giải quyết kịp thời và đảm bảo tiến độ giao hàng như đã thỏa thuận với khách hàng. Do đó, trong một đơn sản xuất áo đồng phục, phía chúng tôi luôn sản xuất thừa hơn 10% để loại bỏ rủi ro, bảo đảm cung cấp đủ sản phẩm cho khách hàng và tối đa hóa sự hài lòng của quý vị.
Kết luận
Trên đây là 10 công đoạn sản xuất áo thun đồng phục phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết này quý khách hàng có thể biết thêm về sản xuất đồng phục. Liên hệ ngay với Áo Thun Sài Gòn để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé.