Cách gấp áo dài truyền thống không bị nhăn một cách đơn giản và được nhiều người áp dụng nhất. Dưới sự biến đổi không ngừng của thời trang hiện đại, tà áo dài Việt Nam vẫn là biểu tượng thời trang trường tồn và không thể thay thế được. Áo dài không chỉ là một bộ trang phục mà còn là biểu tượng về vẻ đẹp dịu dàng, thanh tạo của người phụ nữ Việt.
Ngày nay, bên cạnh việc may đo và chọn lựa chiếc áo dài tinh tế thì cách gấp gọn và bảo quản áo dài truyền thống cũng góp phần quan trọng trong giữ gìn giữ và duy trì giá trị, vẻ đẹp của áo dài Việt Nam.
Nội dung Chi Tiết
ToggleNguồn gốc và ý nghĩa của áo dài truyền thống
Áo dài truyền thống là một phần không thể thiếu trong trang phục truyền thống của người Việt. Nguồn gốc của áo dài truyền thống có liên quan mật thiết đến lịch sử và văn hóa phong tục của dân tộc Việt Nam.
Áo dài có xuất phát từ thời Lê và Lý, sau đó ngày càng phát triển và trở thành trang phục phổ biến trong cả hai giới. Thiết kế thể hiện sự tinh tế, thanh lịch và đẳng cấp của người mặc. Áo dài thường được làm từ những chất liệu như lụa, satin, voan, nhung, gấm, vải phi bóng, len, đũi, vải thổ cẩm… mang đến vẻ đẹp mềm mại và đặc biệt.
Ý nghĩa của áo dài truyền thống ẩn sau những đường nét thiết kế, thể hiện sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại và là biểu tượng cho truyền thống, phẩm tính của con người Việt Nam. Áo dài giúp tôn lên vẻ đẹp truyền thống và giữ gìn giá trị văn hóa lâu đời. Sự thanh khiết và trang nhã của áo dài còn thể hiện tinh thần của người phụ nữ Việt, mang theo sự dịu dàng và đằm thắm.
Áo dài không chỉ đơn thuần là trang phục mà còn là một phần của ngôn ngữ văn hóa, kể chuyện về lịch sử và tâm hồn dân tộc Việt Nam. Từ sự thanh tao của thiết kế đến ý nghĩa sâu sắc thể hiện lòng tự hào và tôn trọng với nguồn cội và giá trị văn hóa dân tộc.
Khi nào nên mặc áo dài truyền thống Việt Nam?
Tà áo dài truyền thống với nét thanh lịch và tinh tế đã được sử dụng phổ biến trong nhiều hoàn hoàn cảnh khác nhau, từ trai gái già trẻ, ai cũng có thể diện những tà áo dài.
Đồng phục của học sinh, sinh viên không chỉ thể hiện sự đồng đều mà còn khắc sâu với tuổi trẻ và nền giáo dục Việt Nam. Với áo dài, những cô nàng nữ sinh trở nên thanh khiết và trang nhã hơn.
Hay nay tại các sân bay, tiếp viên hàng không được diện trên mình bộ đồng phục áo dài truyền thống không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp mà còn là cách truyền bá hình ảnh văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Phụ nữ Việt thích mặc áo dài trong những ngày thu vàng Hà Nội rủ nhau cùng chụp ảnh quanh hồ Hoàn Kiếm.
Trong dịp Tết cổ truyền, phụ nữ thường diện áo dài đến thăm gia đình, bạn bè và tỏ lòng thành kính tại các đền chùa.
Một đám hỏi, đám cưới là thời điểm hoàn hảo để cô dâu và chú rể có thể diện một chiếc áo dài đẹp nhất. Ngoài ra đoàn bưng quả cũng sẽ mặc áo dài với thiết kế đơn giản hơn nhưng không kém phần sặc sỡ.
Áo dài truyền thống không chỉ là lựa chọn trong các dịp quan trọng, mà còn trở thành trang phục phổ biến hàng ngày. Tại những sự kiện lễ kỷ niệm và chụp ảnh kỷ yếu, chiếc áo dài kết nối quá khứ với hiện tại tạo dấu ấn tươi đẹp cho những kỉ niệm đáng nhớ.
Đặc biệt hơn trong các sự kiện gặp gỡ quan trọng, áo dài truyền thống luôn được sử dụng thể hiện lòng tự hào về vẻ đẹp và giá trị văn hóa Việt. Với sự xuất hiện đa dạng nhưng mang đậm bản sắc, áo dài truyền thống trở thành biểu tượng sống động của tình yêu và lòng tự hào với đất nước.
Màu sắc áo dài trong các hoàn cảnh sử dụng
Mỗi một thiết kế áo dài với màu sắc khác nhau đều mang đến ý nghĩa đặc trưng riêng. Vào thời Hoàng gia, áo dài màu vàng là màu sắc dành riêng cho các vị vua và hoàng hậu.
Áo dài đỏ được sử dụng nhiều vào dịp Tết để cầu thịnh vượng và may mắn. Ngoài ra các cô dâu và chú rể cũng lựa chọn màu đỏ trong ngày cưới.
Áo dài màu trắng được tượng trưng cho sự ngây thơ, tinh khiết do đó chúng được áp dụng làm đồng phục cho học sinh trong học.
Phụ nữ Việt cũng chọn màu áo dài dựa trên phong thủy (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) lấy từ năm sinh của họ.
Cách gấp áo dài truyền thống đơn giản, phổ biến
Sở hữu một chiếc áo dài đẹp thôi là chưa đủ, chị em cũng cần bỏ túi cách gấp và bảo quản áo dài tốt nhất. Một chiếc áo dài truyền thống sẽ bao gồm tà áo dài và quần ống rộng, mỗi thiết kế sẽ cso cách gấp khác nhau nhưng nhìn chung rất đơn giản và dễ thực hiện, các bạn có thể tham khảo ngay cách gấp mà Áo Thun Sài Gòn chia sẻ dưới đây.
Cách gấp quần áo dài
Thiết kế quần ống rộng giúp chúng ta dễ dàng trong việc gấp gọn hơn, có 2 cách gấp quần áo dài đơn giản như sau:
*Cách 1:
Bước 1: Trải quần ra một mặt phẳng nằm ngang, đảm bảo quần đã được ủi phẳng và không còn nếp gấp hay nếp nhăn nào.
Bước 2: Gập đôi hai ống quần lại với nhau tạo thành một ống, dùng tay vuốt nhẹ để đảm bảo quần được phẳng trong quá trình gấp gọn.
Bước 3: Gấp đôi quần áo dài, vuốt thẳng các nếp gấp và gấp thêm một lần nữa thành hình vuông như hình.
Cách gấp quần áo dài này phù hợp với những thiết kế quần áo dài có kích thướt gọn như đồng phục nữ sinh cấp 3.
*Cách 2:
Bước 1: Trải quần lên mặt phẳng và vuốt thẳng các nếp gấp, lưu ý kéo khóa quần trước khi gấp.
Bước 2:
Gấp đôi quần sao cho 2 ống gập lại thành 1 như hình.
Bước 3: Do ống quần tương đối rộng nên tiếp tục gấp dọc phần đáy quần vào bên trong.
Bước 4: Gấp đôi ống quần theo chiều dọc 2 lần để được kích thướt theo mong muốn.
Ngoài cách gấp vuống, các bạn cũng có thể chọn cách gấp cuộn tròn. Theo đó, gập đôi ống quần lên khoảng 15cm, bắt đầu cuộn từ phần dưới lên và lưu ý trong quá trình cuộn, giữ cho quần được cuộn gọn gàng và chắc tay.
Kết quả là bạn sẽ có một chiếc quần áo dài được cuộn tròn, gọn gàng và không bị nhăn. Cách này giúp tiết kiệm không gian khi sắp xếp trong tủ quần áo, đồng thời giúp bảo quản quần áo tốt và dễ dàng tìm kiếm khi cần.
Cách gấp tà áo dài
Cách gấp tà áo dài chú trọng nhiều vào quá trình cuộn áo sao cho áo trông gọn và không bị nhăn, phần cổ áo, tay áo không bị gãy. Các bạn có thể áp dụng các bước gấp áo đúng cách sau đây cho chiếc áo dài của mình nhé:
Bước 1: Đặt áo lên bề mặt phẳng và vuốt phẳng áo, hạn chế ít nhất các nếp nhăn, nếp gấp xuất hiện trên áo.
Bước 2: Phân chia áo thành 4 phần bằng nhau theo chiều dọc. Tay áo được gấp vào trong thân, canh cho tay áo song song và cân đều hai bên.
Bước 3: Làm tương tự với phần tay áo còn lại.
Bước 3: Gấp phần vạt áo cài lên phía trước của áo khoảng 15-20 cm.
Bước 5: Tiếp tục tục gấp đến cổ áo.
Cách gấp áo dài truyền thống cùng quần ống rộng
Trên đây là cách gấp riêng lẻ từng bộ phận, nếu các bạn muốn gấp đồng thời tà áo và quần cùng nhau thì làm theo các bước sau:
Bước 1: Quần áo dài vẫn được gấp như hướng dẫn trên, đối với tà áo dài các bạn làm đến bước 3 sau đó đặt quần đã được gấp gọn vào gần phần tà áo, chiều dài sẽ bằng với kích thướt quần được gấp.
Bước 2: Từ phần tà áo dưới gấp lên trùng với mép quần được đặt tạo thành hình chữ nhật như hình.
Bước 4: Tiến hành cuộn tà áo cho đến khi cuộn đến cổ áo.
Bước 5: Sau khi đã cuộn gọn tà áo, đảm bảo cổ áo nằm ở phía trên cùng của cuộn áo.
Cách gấp tà áo dài này giúp bảo quản áo tốt hơn, tránh tình trạng nhăn nứt, và cũng giúp tiết kiệm không gian khi xếp áo trong tủ quần áo.
Vì sao cách gấp áo dài truyền thống đúng cách là phải cuộn?
Gấp áo dài bằng cách cuộn tròn áo lại là một cách hiệu quả để bảo quản và duy trì sự thẳng và đẹp của áo. Dưới đây là lý do tại sao cách này được ưa chuộng:
Thứ nhất là hạn chế tạo gấp và nhăn: Khi bạn gấp áo dài bằng cách gấp như cách gấp các kiểu áo đồng phục cổ bẻ hay áo sơ mi thường sẽ để lại các vết gấp. Tạo ra những nếp nhăn trên bề mặt vải và làm áo không còn thẳng đẹp như ban đầu. Bằng cách cuộn tròn áo lại, cách gấp áo dài truyền thống này giúp bạn giảm thiểu tạo ra các vùng nếp gấp này.
Thứ 2 có thể duy trì tính thẩm mỹ của áo: Điểm nổi bật nhất của chiếc áo dài truyền thống chính là sự mềm mại và thẳng thớm của chất liệu vải. Do đó khi gấp áo bằng cách cuộn tròn, bạn giữ được độ thẳng và tránh tạo ra các vùng nếp gấp, giúp thiết kế trông thật sự thướt tha và đẹp mắt.
Cuối cùng giúp tiết kiệm không gian: Áo được cuộn gọn lại thành một cuộn nhỏ, giúp tối ưu hóa không gian lưu trữ.
Gấp áo dài truyền thống đúng cách mang lại lợi ích gì?
Có nhiều bạn thắc mắc về việc tại sao cần có cách gấp áo dài truyền thống không bị nhăn. Câu trả lời đơn giản là có thể treo áo dài nhưng tùy vào các hoàn cảnh khác nhau sẽ có cách gấp gọn khác. Chẳng hạn như khi bạn cần mang áo đi đâu thì việc gấp áo dài đúng cách sẽ là lựa chọn tốt hơn.
Để gấp áo dài ngăn nắp không chỉ đảm bảo rằng chiếc áo luôn bằng phẳng mà còn khiến bạn trông đẹp và tự tin hơn khi mặc, không cần phải là ủi lại trước khi mặc. Chắc chắn rằng ai cũng muốn áo luôn giữ được dáng vẻ và không bị nhăn nhúm.
Việc gấp áo dài đúng cách mang lại nhiều lợi ích đáng kể như:
- Áo giữ được form thẳng thớm, không nhăn, tôn dáng.
- Áo mặc được lâu, đứng dáng.
- Thiết kiệm thời gian là ủi quần áo.
- Tiết kiệm không gian tủ đồ hoặc vali hành lý.
- Kéo dài tuổi thọ, giữ cho áo luôn mới mẻ và bền đẹp theo thời gian.
Xem thêm:
Những sai lầm dễ mắc phải của chị em khi diện áo dài truyền thống
Khi diện áo dài truyền thống, chị em thường muốn khoe dáng và tạo ấn tượng thời trang. Tuy nhiên, vẫn có những sai lầm thường gặp mà phái đẹp cần tránh để áo dài thể hiện được vẻ đẹp duyên dáng và tinh tế.
Một sai lầm phổ biến là chọn áo dài quá mỏng xuyên thấu và hở nội y bên trong làm cho người đối diện cảm thấy không thoải mái. Do đó, chị em nên chọn áo dài với chất liệu vải dày dặn hoặc lớp lót để tránh tình trạng này.
Việc chọn nội y màu đậm hoặc khác màu với áo cũng là một sai lầm thường gặp. Áo dài thường ôm sát cơ thể nên nên chọn nội y màu nhạt, trắng hoặc nude để tránh lộ rõ dấu vết áo lót.
Kiểu dáng áo cũng quan trọng không kém, theo đó không nên chọn áo quá bó sát hoặc không phù hợp với dáng người gây mất điểm tôn dáng. Chị em nên chọn áo có phần thắt eo và xẻ tà cao vừa phải để tạo điểm nhấn và thể hiện sự thướt tha.
Ngoài ra, việc lựa chọn phụ kiện và giày phối cùng cũng đóng vai thiết yếu tôn lên sự thướt tha. Phái đẹp có thể kết hợp áo dài với giày cao gót phù hợp và lựa chọn phụ kiện nhẹ nhàng để tạo nét tinh tế cho trang phục.
Đừng quên kiểm tra chiều dài tà áo trước khi mua, áo nên cách mặt đất khoảng 15cm để tạo sự cân đối và đẹp mắt. Tất cả những điều này cùng nhau tạo nên một phong cách hoàn hảo khi diện áo dài truyền thống.
Tips mặc đẹp với áo dài truyền thống
Dưới đây là một số bí quyết Áo Thun Sài Gòn mách bạn mặc đẹp với áo dài truyền thống:
- Phù hợp với dáng người: Nếu bạn sở hữu thân hình đầy đặn nên chọn áo dài có cổ tròn hoặc cổ thuyền để làm tôn dáng thay vì cổ 3 phân truyền thống. Đối với những người cao gầy, có thể chọn áo dài với cổ áo 3 phân để tạo cảm giác hài hòa hơn.
- Lựa chọn màu sắc: Nếu bạn là người có làn da trắng sáng dễ dàng lựa chọn được các gam màu áo dài yêu thích. Đối với các cô nàng da ngăm nên lựa chọn áo dài có màu sắc trung tính, giúp làm sáng da hơn và tạo hiệu ứng thon gọn.
- Phối phụ kiện và giày hợp lý: Nếu muốn tôn dáng và tăng thêm sự thướt tha, bạn có thể kết hợp áo dài với giày cao gót phù hợp. Đừng quên kết hợp thêm các phụ kiện nhẹ nhàng để tạo điểm nhấn tinh tế cho trang phục.
- Phong cách nữ tính và hiền thục: Khi mặc áo dài hãy tạo cho mình phong cách nữ tính và hiền thục.
- Lưu ý về chiều dài và độ ôm sát: Chọn áo dài có chiều dài cách mặt đất khoảng 15cm để tạo cân đối và thẩm mỹ. Kiểm tra áo dài trước khi mua để đảm bảo rằng nó không quá ôm sát hoặc rộng thùng thình.
- Tự tin và thoải mái: Điều quan trọng nhất khi diện áo dài truyền thống là sự tự tin khi mặc cảm giác thoải mái trong trang phục của mình. Sự tự tin và thoải mái sẽ là yếu tố quyết định cho việc bạn thực sự trở nên đẹp trong bất kỳ trang phục nào.
Kết luận
Thông qua những cách gấp áo dài truyền thống được Áo Thun Sài Gòn chia sẻ trên đây. Hy vọng các bạn có thêm những thông tin hữu ích trong cách gấp áo dài truyền thống không bị nhăn, dễ dàng và thẩm mỹ hơn nhé!
Xin chào, mình là Mỹ Hạnh. Hiện mình đang làm việc ở vị trí Content Marketing tại Công ty cổ phần Áo Thun Sài Gòn – đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp đồng phục, áo thun thời trang và các dịch vụ in/thêu sản phẩm. Mình luôn mong muốn được học hỏi nhiều điều và sẽ đạt được một thành tựu lớn trong tương lai sau này.