In lụa là gì? Tại sao nói in lụa phổ biến trong lĩnh vực in ấn đồng phục? Tương tự như những phương pháp in ấn khác, in lụa được ra đời nhằm đa dạng hóa các kỹ thuật in và ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau. Nếu các bạn đang thắc mắc in lụa là gì, kỹ thuật và quy trình in lụa như thế nào, hãy cùng Áo Thun Sài Gòn tham khảo về kỹ thuật in lụa ngay sau đây
Nội dung Chi Tiết
ToggleIn lụa là gì?
In lụa là một loại kỹ thuật in ấn được ứng dụng phổ biến trong in áo thun đồng phục, in túi vải, in thiệp cưới, in bao bì, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, kim loại, gỗ, giấy, nhựa, mica và nhiều vật liệu khác. Sở dĩ có tên in lụa là do khuôn in có bản lưới được làm bằng tơ lụa, mặc dù ngày nay đã được thay thế bằng lưới kim loại hoặc vải cotton, vải sợi tổng hợp. Do đó mà in lụa còn có tên gọi khác là in dưới.
Nguồn gốc của kỹ thuật in lụa
Hơn 1 nghìn năm trước, con người đã biết kéo căng các sợi tơ và cố định chúng trên khung gỗ, sau đó chát keo hồ lên và phơi khô. Để lại một vài khoản trong để phết mực lên để có thể sao chép chữ và hình ảnh.
Sau này, người Trung Quốc cổ đại cũng đã ứng dụng để ghi chép chữ, làm văn thơ, truyền lệnh hay tấu sớ, mặc dù vẫn còn thô sơ, thủ công. Mãi cho đến khi lan truyền đến châu Âu, họ mới cải tiến mà mang đến nhiều bước ngoặc lớn trong kỹ thuật in lưới, những con số cán mốc thành tựu quan trọng như:
- Năm 1870: Thay vì sử dụng tấm lụa Pháp và Đức, nhiều cuộc nghiên cứu sử dụng vải tơ về làm lưới in.
- Năm 1097: Sáng chế thành công những tâm lưới bằng tơ do nhà khoa học người Anh – Samuel Simo.
- Năm 1914: John Pilsworth (người Mỹ) đã phát minh thành công kỹ thuật in lưới nhiều màu thay vì 1 màu như trước.
- Năm 1925: Phương pháp in lưới được ứng dụng trên nhiều chất liệu đa dạng khác như bìa, vải, kim loại, thủy tinh, da, giấy,…
Phải đến 1950 thì kỹ thuật này mới được du nhập vào Việt Nam từ Pháp. Chủ yếu ứng dụng để in đồng phục, giấy, chai lọ…
Tính đến thời điểm hiện tại. phương pháp in lụa được sử dụng phổ biến tại các xưởng may đồng phục, xưởng in ấn đồng phục, in ấn bao bì với 3 phương pháp chính gồm: In lụa bằng máy in tự động, In lưới bằng máy cơ khí và in lụa bằng thủ công. Do đó đáp ứng được các nhu cầu về in ấn của khách hàng cả về chất lượng lẫn số lượng.
Phân loại kỹ thuật in lụa
Trong in ấn, in lụa được chia thành nhiều kỹ thuật khác nhau. Để giúp các bạn dễ hình dung hơn, Áo Thun Sài Gòn sẽ phân loại chi tiết từng phần loại này.
Phân loại dựa vào khuôn in
- In lụa thủ công: Là phương thức in lụa được làm từ 100% thủ công từ khâu gạt được cho đến phơi khô, sấy khô. Cách in này phù hợp với những đơn hàng nhỏ lẻ.
- In lụa tự động: Giống với tên gọi, kỹ thuật in lụa này hoàn toàn dựa vào máy mốc. Các công đoạn như căn chỉnh, gạt mực hay sấy khô đều do thiết bị thực hiện, giúp xưởng in gia tăng số lượng sản phẩm trong thời gian ngắn.
- In lụa bán thủ công: Là phương pháp được thực hiện 80% là thủ công, được cơ khí hóa ở một vài động tác như căn chỉnh nhằm giúp tăng năng suất làm việc và tối ưu thời gian thực hiện.
Phân loại dựa vào hình dạng khuôn in
- Khuôn lưới in phẳng: Dụng cụ của kỹ thuật in lụa này sử dụng khuôn in lưới dạng phẳng (dạng tấm), được dùng chủ yếu để in cho các vật liệu phẳng và mềm như cao su, giấy, vải…
- Khuôn lưới in tròn: In lụa dùng khuôn in tròn để in trên các vật liệu có đường công như thủy tinh, chén bát, gốm sứ…
Phân loại dựa vào phương pháp in
In lụa trực tiếp: Đây là kỹ thuật in trực tiếp lên vật liệu, sử dụng phổ biến cho các vật in in màu trắng, vàng. Bởi chúng không bị tác động từ màu nên nên thành phẩm hình in được sắc nét hơn.
In lụa dự phòng: Đối với các trường hợp vật liệu in có màu nền nhưng không thể sử kỹ in lụa phá gắn thì người ta sẽ thay qua kỹ thuật in lụa dự phòng.
In lụa phá gắn: Là phương pháp thường thấy khi in lên các vật liệu có màu nền, nếu sử dụng kỹ thuật in trực tiếp sẽ bị nhòe màu. Do đó, các nhà sản xuất đã chế tạo ra kỹ thuật in lụa phá ngắn để in được màu sắc mong muốn lên vật liệu mà không bị lem màu hay nhòe màu.
Xem thêm: Đồng phục nhân viên
Nguyên lý của kỹ thuật in lụa
Như đã đề cập ở trên, nguyên lý của kỹ thuật in lụa cũng tương tự như nguyên lý thấm mực, in mực dầu trên giấy nến. Trong in lụa, người ta sử dụng một khung làm bằng gỗ hoặc kim loại và cho mực vào trong. Sau đó dùng lưới dao cao su gạt mực. Dưới áp lực của dao, mực sẽ được thấm qua lưới in và tạo hình lên vật liệu vải đã được chuẩn bị sẵn. Mặc dù in thủ công mang đến chất lượng đẹp và tinh tế hơn những kỹ thuật in lụa đã được hiện đại hóa bằng thiết bị máy móc nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng.
Xem thêm: Phương pháp in cao su Cao Thành
Quy trình các bước in lụa
Để tạo ra một sản phẩm in gia công lụa hoàn thiện, người thợ sẽ cần thực hiện theo quy trình 5 bước sau đây:
- Bước 1. Chuẩn bị khung và pha keo: Đầu tiên, một khung gỗ hình chữ nhật sẽ được chuẩn bị làm khung in. Sau đó, keo PVA sẽ được pha chế với độ sệt thích hợp để phủ lên bề mặt lưới in.
- Bước 2. Chụp phim và tạo khuôn in: Keo đã pha sẽ được tráng đều lên lưới in và sấy khô. Tiếp theo, bảng phim sẽ được đặt lên lớp keo và phơi dưới ánh nắng hoặc đèn trắng. Sau vài phút, khuôn in sẽ được rửa sạch bằng nước, để lộ ra những vị trí hình ảnh cần in. Mỗi màu sắc sẽ yêu cầu một bảng phim riêng và quy trình này có thể lặp lại nhiều lần.
- Bước 3. Pha mực: Đối với các hình in đa sắc, thợ in sẽ pha trộn các màu cơ bản để tạo ra màu mực chính xác theo yêu cầu.
- Bước 4. Tiến hành in: Vật liệu cần in sẽ được cố định lên bàn in bằng keo chuyên dụng. Khuôn in được đặt vào vị trí, mực được cho lên và thanh gạt sẽ giúp mực thấm qua lưới in. Quá trình này có thể lặp lại để mực bám đều và đẹp mắt.
- Bước 5. Sấy khô hoặc phơi thành phẩm: Sản phẩm sau khi in sẽ được sấy khô hoặc phơi trong khoảng 12-48 giờ để mực bám chắc và khô hoàn toàn trước khi chuyển sang các công đoạn tiếp theo.
Đặc điểm kỹ thuật in lụa
Bên cạnh các kỹ thuật công nghệ in khác nhau như: in Offset, in chuyển nhiệt, in Flexo, hay công nghệ in 3D thì in lụa vẫn là lựa chọn hàng đầu bởi những ưu điểm tuyệt vời như:
Ưu điểm kỹ thuật in lụa
- Chi phí in ấn tương đối rẻ do không yêu cầu như thiết bị, máy móc trong quá trình in.
- Hoàn toàn in được trên nhiều chất liệu đa dạng khác như giấy, vải, nhựa, gốm sứ, thủy tinh, cao su…
- Chất lượng hình in đẹp, bền màu, sắc nét.
- Có thể in đa dạng màu sắc trên cùng một chất liệu.
Nhược điểm kỹ thuật in lụa
- Mỗi khuôn in chỉ có thể in được 1 màu, một hình in nên rất tốn kém thời gian. Nếu in ấn số lượng ít còn làm tiêu tốn kinh phí khi in nhiều màu cùng lúc.
- Nếu sử dụng màu mực in không tốt, hình in dễ bị đứt gãy trong quá trình thực hiện hoặc sử dụng.
- Khó giặt tẩy vì màu mặc bám rất chắc. Do đó trong suốt thời gian in ấn bạn cần cần thận để mực không bị lem ra ngoài.
- Cần phải trang bị bảng phim, các file vector, file thiết kế là công đoạn quan trọng. Sẽ có nhiều file không ứng dụng được kỹ thuật này, đòi hỏi bạn phải chuẩn bị sẵn 2 file trên để tránh tốn quá nhiều thời gian thực hiện.
- Những hình in bị biến sắc hay in khó với phương pháp in lụa, do đó mà các sản phẩm trong cung thường là màu in đơn sắc.
- In lụa có nhiều công đoạn, tốn kém nhiều thời gian nên không thể lấy liền so với in kỹ thuật số. Hơn nữa, phương pháp này không dùng để in số lượng nhiều.
Xem thêm: Phương pháp in áo thun kết hợp có thể khắc phục nhược điểm của kỹ thuật in lụa
Các công đoạn in lụa
Để cho ra thành phẩm in ấn tốt nhất, bắt buộc phải trải qua đầy đủ các bước trong công đoạn in lụa. Vậy quy trình in lụa sẽ diễn ra như thế nào? Cùng Áo Thun Sài Gòn tìm hiểu các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị khuôn in: Việc đầu tiên cần làm khi thực hiện kỹ thuật in lụa là chuẩn bị một khuôn in bằng lưới và một khung in hình chữ nhật được làm từ nhôm hoặc gỗ, đồng thời được rửa và phơi khô.
- Bước 2: Chụp phim: Để có thể tiến hành chụp phim, ở khâu này bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như bàn chụp, đèn, phim chụp, keo chụp bản, khung chụp bản…
- Bước 3: Pha mực: Để có màu in giống như yêu cầu, bạn cần phải pha mực. Đồng thời để mực bám vào màu in tốt, thành phẩm hình in đẹp, chắc chắn, bạn cần tạo ra loại mực in phù hợp với chất liệu ẽ in. Đặc biệt là đối với những bao bì đựng thực phẩm như ly giấy, ly nhựa, cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh đối với người sử dụng.
- Bước 4: In thử lên sản phẩm: Trước tiên, cho mực lên khuôn in. Sau đó quét đều mực lên 2 mặt lưới rồi sấy khô. Tiếp theo, tại mặt ngoài của lưới sử dụng băng dán để dán phim lên sao cho dính chặt 4 góc. Sử dụng tấm kính để ép phim vào lưới. Cuối cùng đem phơi khô ngoài ánh nắng mặt trời hoặc sấy khô bằng máy chuyên dụng từ 2-3 phút.
- Bước 5: In hàng loạt: Nếu mẫu thử bạn in ở bước 4 đạt yêu cầu về chất lượng cũng như đáp ứng đầy đủ các tiêu chí được khách hàng đề ra thì bạn đã có thể cho in hàng loạt.
- Bước 6: Rửa khung: Sau khi hoàn tất in lụa lên các sản phẩm, bao bì thì bạn tiến hành gỡ phim, vệ sinh thật kỹ và sạch bằng nước để chuẩn bị cho các lần in ấn sau.
Như vậy, bạn không còn quá khó để hiểu về in lụa là gì và quy trình thực hiện in lụa. Kỹ thuật này đang ngày càng trở nên phổ biến, có mặt trong các nhà xưởng, xưởng may quy mô lớn nhỏ. Cụ thể in lụa quan trọng như thế nào trong cuộc sống?
Đọc thêm: Đồng phục bếp
Các thành phần cần có trong công nghệ in lụa
Một sản phẩm in lụa chất lượng, sắc nét sẽ được tạo thành nếu như các yếu tố và công cụ dưới đây được chuẩn bị kỹ lưỡng:
- Chất liệu in: Đây là nền tảng để hình ảnh và thông điệp được thể hiện. Các chất liệu đa dạng như vải, giấy, cao su, thủy tinh, da và kim loại đều có thể được sử dụng.
- Khuôn in: Thường có dạng khung gỗ hình vuông hoặc chữ nhật, khuôn in không chỉ giữ lưới in mà còn là nơi chứa mực, cho phép mực thấm qua lưới và tạo hình trên vật liệu in.
- Lưới in: Mặc dù có tên gọi “in lụa”, lưới in có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như vải lụa, vải cotton hoặc lưới kim loại. Lưới in có các phần tử in và không in, giúp kiểm soát chính xác hình ảnh được tạo ra.
- Mực in: Các loại mực in lụa có đặc tính riêng biệt so với các kỹ thuật in khác. Mỗi màu mực thường được đóng gói riêng biệt và người thợ cần tự pha trộn để tạo ra màu sắc mong muốn. Một số loại mực phổ biến hiện nay bao gồm mực UV, mực in trên kim loại và mực in nổi.
- Thanh gạt: Được làm bằng gỗ và có kích thước phù hợp với mẫu in, thanh gạt có mặt dưới phẳng để đảm bảo áp lực đồng đều khi kéo mực qua lưới, tạo ra hình ảnh sắc nét trên vật liệu in.
- Bàn in: Bản in lụa thủ công là nơi cố định vật liệu in. Lớp keo đặc biệt giúp ngăn chặn sự xê dịch của vật liệu, đảm bảo hình ảnh in không bị biến dạng hay nhòe.
Khác nhau giữa in lụa trên giấy và trên vải
Mặc dù cùng sử dụng kỹ thuật in lụa gia công, nhưng in trên giấy và in trên vải có những yêu cầu riêng biệt về kỹ thuật, loại mực cũng như ứng dụng trong đời sống. Cụ thể:
- In trên giấy: Đây là phương pháp in phổ biến và linh hoạt, nhờ tính chất thân thiện và dễ sử dụng của giấy. In trên giấy được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ thiệp cưới, danh thiếp đến bao bì sản phẩm. Mặc dù quy trình in cơ bản tương đồng, nhưng kỹ thuật và loại mực sử dụng lại khác biệt để phù hợp với đặc tính của giấy. Các loại mực in lụa như gốc nước, gốc dầu, Plastisol, UV hay Sublimation đều được sử dụng để tạo ra sản phẩm in trên giấy đa dạng, từ đơn sắc đến đa sắc màu.
- In trên vải: Đây là kỹ thuật in sử dụng khuôn và lưới để tạo hình ảnh trên vải. Mực in được gạt qua lưới, thấm vào vải để tạo ra hình in sắc nét. Đối với công nghệ in lụa trên vải, mực gốc nước thường được ưa chuộng vì tính mềm mại, khả năng pha loãng và phù hợp với nhiều loại vải khác nhau, mang lại hình ảnh in sắc nét, đẹp mắt. Tùy vào chất liệu vải cụ thể như cotton, chiffon hay thun, mà loại mực phù hợp sẽ được lựa chọn, có thể là mực gốc nước, mực chướng nước, mực trắng dẻo hay mực gốc dầu.
Ứng dụng của in lụa
In ấn trong ngành đồng phục, thời trang
In lụa, in lưới đã quá quen thuộc trong ngành in áo đồng phục. Nhờ kỹ thuật này mà các chất liệu vải đồng phục công ty như áo thun, áo khoác, áo polo, áo sơ… được in họa tiết sắc nét, bền đẹp. Hoặc có thể in lên các sản phẩm về da như ví da, giày da, cặp da mà không ảnh hưởng đến chất liệu in.
In ấn bao bì sản phẩm
Ngoài in đồng phục, in lụa còn được ứng dụng phổ biến trong in chữ viết, in thông tin, in logo thương hiệu, hình ảnh… lên bao bì đựng thực phẩm như chai, chén, ly nhựa, cốc nhựa, ly giấy, túi… Bất kỳ bề mặt hay chất liệu vào cũng hoàn toàn phù hợp với kỹ thuật in này.
Các sản phẩm in ấn khác
Bên cạnh 2 ứng dụng rộng rãi trên, in lụa cũng có mặt trong quá trình in ấn thiệp cưới, phong bì, danh thiếp… Đặc biệt, phương pháp này còn được bổ sung trong các công đoạn làm ốp điện thoại, in thẻ cào…
Sử dụng vải gì để in lụa tốt nhất?
Trong ngành thời trang, vải thun cotton luôn được yêu thích bởi tính phổ biến và khả năng ứng dụng đa dạng. Đây cũng chính là chất liệu lý tưởng để thể hiện nghệ thuật in lụa. Chất liệu đảm bảo sản phẩm in ấn có độ bền vượt trội đảm bảo hình in sắc nét, bền màu theo thời gian, không phai mờ dù trải qua nhiều lần giặt giũ.
Đặc biệt, công nghệ in lụa có thể dễ dàng sáng tạo trên vải thun. Từ hình ảnh, biểu tượng, slogan cho đến màu sắc, mọi ý tưởng đều có thể được in ấn sống động trên bề mặt vải, tạo nên những chiếc áo thun độc đáo, phản ánh cá tính và phong cách riêng của mỗi người.
Giá in lụa áo thun tại Áo Thun Sài Gòn
Giá in áo thun đồng phục gia công lụa tại Áo Thun Sài Gòn được đánh giá là cạnh tranh, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Mức giá in sẽ phụ thuộc vào số lượng màu in, kích thước hình in và số lượng áo đặt in. Để nhận báo giá chính xác và chi tiết nhất, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Áo Thun Sài Gòn!
Địa chỉ in lụa uy tín nhất tại TP.HCM
Dịch vụ in lụa gia công đã trở nên phổ biến rộng rãi, dẫn đến sự xuất hiện của không ít các cơ sở cung cấp dịch vụ này trên thị trường. Tuy nhiên, để đảm bảo sản phẩm in đạt chất lượng tối ưu, khách hàng nên tìm đến những đơn vị uy tín và giàu kinh nghiệm. Áo Thun Sài Gòn tự hào là một trong những địa chỉ hàng đầu tại TP.HCM, mang đến dịch vụ in gia công lụa chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
Với bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực in áo thun đồng phục, Áo Thun Sài Gòn không ngừng cập nhật và ứng dụng những kỹ thuật in hiện đại, tiên tiến nhất. Điều này đảm bảo mỗi sản phẩm in gia công lụa đều đạt độ sắc nét, màu sắc trung thực và bền đẹp theo thời gian, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của khách hàng.
Không chỉ chú trọng đến chất lượng, Áo Thun Sài Gòn còn cung cấp dịch vụ in đồng phục với mức giá cạnh tranh, phù hợp với túi tiền của đa dạng đối tượng khách hàng. Đặc biệt, đơn vị cũng luôn có những chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng thân thiết và những đơn hàng có số lượng lớn.
Thêm vào đó, đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình và giàu kinh nghiệm của Áo Thun Sài Gòn còn luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Chính vì thế, đừng ngần ngại liên hệ với Áo Thun Sài Gòn qua hotline để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ nhanh chóng nhất!
FAQs
Để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, ngay dưới đây Áo Thun Sài Gòn sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp về in lụa trên áo thun đồng phục như sau:
1. In lụa trên vải là gì?
Công nghệ in lụa trên vải là một kỹ thuật in ấn sử dụng màn hình lưới được phủ nhũ tương cảm quang để chuyển hình ảnh lên nhiều loại vật liệu khác nhau. Mỗi màu sắc trong thiết kế thường được in bằng một màn hình riêng biệt, tạo nên sản phẩm cuối cùng với nhiều lớp màu.
2. In lụa tại Áo Thun Sài Gòn có tốt không?
In lụa áo thun là một kỹ thuật in phổ biến, được nhiều đơn vị ưa chuộng nhờ có nhiều ưu điểm:
- Hình in đẹp, sắc nét và độ chính xác cao.
- Hình in bền màu và có màu sắc rực rỡ.
- Có thể sử dụng nhiều loại mực đặc biệt như mực kim loại, mực fluoro, mực long lanh, mực phát sáng trong bóng tối,…
- Tiết kiệm chi phí cho các đơn hàng số lượng lớn.
- Có thể in trên nhiều loại vật liệu như polyester, nylon, lycra,…
3. Những loại quần áo nào nên chọn in lụa gia công?
Công nghệ in lụa phù hợp với hầu hết các loại quần áo, bao gồm:
- Áo thun đồng phục
- Áo phông
- Áo polo
- Áo hoodie
- Đồ thể thao
- Trang phục công sở
Ngoài ra, công nghệ in này còn phù hợp để in ấn túi xách và nhiều sản phẩm thời trang khác, tùy theo nhu cầu của quý khách hàng.
4. Áo Thun Sài Gòn có thể in lụa trên chất liệu nào?
In lụa là một kỹ thuật in ấn linh hoạt, có thể áp dụng trên nhiều loại chất liệu khác nhau, bao gồm vải, giấy, gỗ, kim loại, nhựa, và nhiều hơn nữa. Trong ngành may mặc, quần áo thường được in gia công lụa trên các chất liệu như lụa, cotton, polyester hoặc rayon. Nếu bạn có sản phẩm làm từ chất liệu khác, hãy liên hệ trực tiếp với Áo Thun Sài Gòn để đảm bảo chất liệu đó phù hợp với kỹ thuật in.
5. Tuổi thọ của sản phẩm in lụa là bao lâu?
In gia công lụa được biết đến là một trong những phương pháp in ấn bền và lâu dài nhất cho hàng may mặc. Với quy trình in ấn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao và tuân thủ các nguyên tắc xử lý nghiêm ngặt, sản phẩm in có thể giữ được hình in đẹp và bền màu trong nhiều năm. Tuy nhiên, tuổi thọ của sản phẩm có thể thay đổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cách giặt và tần suất giặt giũ.
6. Thời gian giao hàng cho dịch vụ áo thun in lụa gia công là bao lâu?
Thời gian giao hàng cho các đơn đặt áo thun in gia công lụa thường dao động từ 7-10 ngày làm việc kể từ khi đơn đặt hàng được xử lý. Thời gian này đảm bảo quá trình in ấn được thực hiện kỹ lưỡng, mang lại sản phẩm chất lượng cao và đáp ứng các yêu cầu thiết kế đa dạng của khách hàng. Nếu bạn cần in lụa áo thun gấp, hãy liên hệ trực tiếp với Áo Thun Sài Gòn để được hỗ trợ tốt nhất!
Lời kết
Như vậy, bài viết trên của Áo Thun Sài Gòn đã giúp bạn hiểu rõ về khái niệm in lụa là gì và chúng tôi có nhận in đồng phục số lượng ít. Không chỉ là kỹ thuật in ấn phổ biến, mà người thợ in lụa cũng cần có tay nghề cao thì mới có thể tạo ra thành phẩm hoàn mỹ nhất. Mặc dù đã có các phương pháp in ấn kỹ thuật số ra đời nhưng in lụa vẫn là kỹ thuật được phát triển và lựa chọn nhiều nhất.
Xin chào và cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết. Tôi có hơn 5 năm viết nội dung chất lượng về lĩnh vực đồng phục, các đề tài tôi sẽ viết để gửi đến các bạn liên quan đến thời trang quần áo, sản xuất đồng phục, mix&match, vải vóc, size số, kinh nghiệm & kiến thức thời trang đồng phục,…
Đặc biệt là hành trình viết lách chinh chiến của tôi đã có hơn 2000 bài viết trong vòng 1 năm qua. Tất cả là những điều mà tôi cảm thấy có ích và mang đến giá trị cho người dùng. Sự sáng tạo & lan tỏa là động lực mạnh mẽ mang tôi tới với nghề Viết. Và hy vọng qua những bài viết của tôi, bạn tìm thấy thêm những điều có ích trong lĩnh vực thời trang đồng phục nói riêng và cuộc sống nói nói chung.