Kỹ thuật in offset tạo ra những sản phẩm in ấn sắc nét, chất lượng cao nhưng rất tiết kiệm chi phí, có thể in số lượng lớn cho doanh nghiệp. Trong nội dung dưới đây, hãy cùng Áo Thun Sài Gòn khám phá chi tiết về phương pháp in offset và quy trình hoạt động của kỹ thuật này nhé!
Xem thêm: Các công nghệ in áo thun đồng phục trên thị trường
Nội dung Chi Tiết
ToggleIn offset là gì?
In offset là kỹ thuật in trong đó hình ảnh dính mực được ép lên các tấm cao su (tấm offset) trước rồi mới ép lên miếng cao su trên giấy. Kỹ thuật in offset kết hợp với quy trình in thạch bản, dựa vào lực đẩy của dầu và nước nên tránh được việc nước dính lên giấy theo mực in. Con lăn mực di chuyển đến vùng có hình ảnh, trong khi con lăn nước dùng màng nước cho vùng không có hình.
Nhờ vào kỹ thuật in offset, hình ảnh được in ra có chất lượng rất cao, đảm bảo sắc nét. Các thiết bị in ấn cũng có thể tái sử dụng nhiều lần, giúp xưởng in tiết kiệm chi phí.
Xem thêm: Kỹ thuật in flexo
Đặc điểm nổi bật của in offset
Kỹ thuật in offset sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật trong ngành in ấn như:
- Hình ảnh in ấn được chuyển từ bản in gốc lên trục in trước khi in lên vật liệu in.
- Các bản in offset có thể tái tạo màu sắc đồng nhất trên nhiều bản in khác nhau, đảm bảo mỗi bản in đều có chất lượng như nhau.
- Kỹ thuật offset có thể in với nhiều chất liệu như giấy, nhựa, vải, kim loại với độ phân giải, sắc nét cao.
- Có thể in sản phẩm với số lượng lớn và thời gian ngắn.
- Các bản in kẽm trong xưởng in offset có thể tái sử dụng nhiều lần, giảm chi phí chế tạo bản in cho dự án kế tiếp.
- In offset giá rẻ, có thể in số lượng lớn với giá cả phải chăng.
Tham khảo: Flickr Đồng Phục Sài Gòn
Ưu nhược điểm của kỹ thuật in offset
Nhằm giúp bạn đánh giá khái quát hơn về kỹ thuật in offset, dưới đây là đánh giá về ưu nhược điểm của kỹ thuật in này:
Ưu điểm
Những ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật in offset bao gồm:
- Chất lượng hình có độ nét cao, sạch hơn kiểu in trực tiếp từ bản lên giấy nhờ miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in.
- Quá trình chế tạo các bản in nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Có thể in được trên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không được phẳng như gỗ, vải, giấy thô nhám,…
- Chi phí in rẻ nhất trên thị trường nhưng vẫn cho ra hình ảnh chất lượng cao và số lượng lớn.
- Chi phí bảo trì trang thiết bị không cao, có thể hoạt động lâu dài mà ít can thiệp bảo trì, giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả.
- Tốc độ in nhanh, đảm bảo việc phát hành bản in hình ảnh đúng thời hạn.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm trên, công nghệ in offset vẫn còn một số nhược điểm nhỏ, bao gồm:
- Chất lượng hình ảnh vẫn còn kém hơn so với in ống đồng và in khắc.
- Khó in được số lượng ít.
- Chỉ in được một số ấn phẩm nhất định, khó đa dạng bề mặt in như in lụa.
- Nếu không bảo quản mực đúng cách thì rất dễ hỏng mực, hư màu.
Xem thêm: Ưu điểm của công nghện in trame
Nguyên lý hoạt động của công nghệ in offset
In offset là kỹ thuật in gián tiếp, hình ảnh chỉ được truyền từ một bản in (bằng kẽm) lên một tấm cao su (trục offset), sau đó mới phải ép hình lên bề mặt vật liệu cần in như vải, giấy, nhựa,… Do đó, chất lượng các bản in offset thường giống nhau. Xưởng có thể in hàng nghìn sản phẩm nhưng đều có sắc độ tương đồng, tốc độ in nhanh hơn in thạch bản.
Phương pháp được áp dụng cả kỹ thuật in offset là in phẳng. Trong đó, mọi thông tin về hình ảnh, nội dung cần phải in đều thể hiện đầy đủ trên bản in có tính quang hóa. Sản phẩm tạo ra là những phần tử in bắt mực, phần tử không in thì bắt nước. Khi in, chỉ cần sử dụng hình ảnh thuận, hình ảnh trên khuôn phải cùng phương tờ in.
Quy trình chi tiết của công nghệ in offset
Một quy trình thực hiện của máy in offset khá phức tạp, bao gồm các bước như thiết kế chế bản, output film, phơi bản kẽm, in offset và gia công sau in. Chi tiết quy trình công nghệ in ấn offset như sau:
Thiết kế chế bản
Đầu tiên, muốn có một bản in offset đẹp, bạn phải thiết kế hình ảnh bằng phần mềm chuyên dụng. Khách hàng sẽ yêu cầu thông tin cần được in đến thiết kế viên, họ sẽ xử lý hình ảnh, tạo bố cục hài hòa cho bức hình và kiểm tra một số lỗi.
Phần mềm thiết kế chế bản khá đa dạng, nếu người thiết kế chuyên nghiệp, có thể dùng Photoshop CC, Illustrator,… hoặc nếu bạn nghiệp dư, có thể dùng Canva hoặc Photoshop Online.
Output film
Sau khi bản thiết kế hoàn thành, bước kế tiếp là xuất film. Film hình là bản in trong suốt, được dùng để chuyển hình ảnh lên bản kẽm. Quá trình output bao gồm dùng máy xuất film để tạo tấm film, nếu in offset màu thì cần dùng 4 tấm film tương ứng là CMYK.
Trước khi in chính thức, cần đảm bảo film không bị lỗi, hỏng, các chi tiết trên film phải rõ ràng, sắc nét. Hầu hết màu sắc mà người in cần đều có thể tạo ra trong hệ màu CMYK.
Phơi bản kẽm
Sau khi đã có 4 tấm film, thợ in sẽ phơi từng tấm lên bản kẽm và dùng ánh sáng UV để chuyển hình ảnh từ film lên bản kẽm. Các vùng bị che bởi film sẽ không bị ánh sáng UV tác động và tạo ra vùng không bắt mực. Sau khi phơi, bản kẽm được rửa để loại bỏ các vùng không in, để lại vùng in sẵn sàng cho quá trình in.
In offset
Sau khi bản kẽm đã sẵn sàng để sử dụng, chúng sẽ được lắp vào máy in và bắt đầu quá trình in từng màu lên giấy. Cụ thể như sau:
- Bước 1: Thợ in sẽ chọn 1 trong 4 kẽm màu và lắp vào lô máy in offset. Sau đó, thợ sẽ chọn mực in tương ứng với bản kẽm.
- Bước 2: Sau khi máy đã chạy xong hết số lượng lô muốn in, thợ in sẽ tháo kẽm, vệ sinh chỗ mực cũ và lắp kẽm mới vào. Tiếp theo, thợ cho tờ giấy in lúc đầu vào và in theo quy trình in offset cũ, cứ thế thực hiện cho hết 4 màu.
Trong quá trình in, thợ in sẽ in thử nghiệm trước. Mỗi màu in sẽ được thử nghiệm in khoảng 50 bản để xác định màu sắc được in có đảm bảo chất lượng không. Do đó, với 4 tông màu thì việc in thử sẽ có khoảng 200 bản in.
Vì quá trình in thử này sẽ tốn kém một khoảng nên thợ in sẽ tính thêm giấy. Chỉ khi màu sắc in đạt chuẩn yêu cầu thì mới bắt đầu quy trình in offset công nghiệp chính thức.
Gia công sau in
Sau khi quá trình in ấn đã hoàn thành, để có một bản in offset hoàn chỉnh, thợ in cần thực hiện các bước cuối cùng với các công việc như:
- Cán láng: Bao gồm cán mờ và cán bóng. Trong đó, thợ in sẽ cán 1 lớp màng mỏng lên bề mặt sau khi in nhằm tạo độ mịn. Cán bóng sẽ làm bề mặt sản phẩm bóng lên, cán mờ sẽ giúp bề mặt mềm mịn. Hình ảnh sản phẩm sau cùng đẹp hơn, chỉn chu hơn.
- Cắt xén: Nếu sản phẩm in khổ to thì sau khi in xong sẽ có thêm công đoạn cắt xén.
Ứng dụng của in offset
Trong lĩnh vực in ấn, kỹ thuật in offset là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi kết quả in sắc nét, quá trình in nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Phương pháp này có thể sử dụng cho nhiều hình thức in như:
- Thùng carton in offset, vỏ hộp, ly giấy, phong bình,… đựng các sản phẩm bên trong.
- Các loại sách, tạp chí cao cấp, thẻ giấy, phong bì, menu, catalogue, lịch treo tường,…
- Bao bì giấy in offset, áo mưa, vỏ đĩa CD,…
- In ấn quần áo thời trang, áo thun đồng phục, áo thun lớp học, áo quần cho đoàn thể, hội nhóm,…
Địa chỉ cung cấp dịch vụ in offset trên vải giá rẻ, chất lượng
Đơn vị Áo Thun Sài Gòn có hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành thiết kế và may in áo thun, áo đồng phục tại Việt Nam. Đến nay, thương hiệu đã cung cấp các mẫu áo thun, áo đồng phục cho hơn 10.000 khách hàng trên toàn quốc, từ các doanh nghiệp lớn đến nhỏ hoặc cá nhân.
Khi khách hàng mua sản phẩm tại Áo Thun Sài Gòn, chúng tôi cam kết:
- Đa dạng chất liệu vải, đảm bảo độ bền, thoáng mát và phù hợp theo nhiều điều kiện, tài chính của doanh nghiệp.
- Mỗi mẫu áo đều được kiểm tra kỹ lưỡng, chi tiết trước khi đến tay khách hàng.
- Công nghệ in thêu hiện đại, giúp theo kịp tiến độ nhu cầu của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Giao hàng tận nơi trên toàn quốc và hỗ trợ đổi trả, may mới nếu lỗi sản phẩm đến từ xưởng sản xuất.
Tổng kết
Trên đây là các thông tin chi tiết về kỹ thuật in offset, đây là phương pháp in ấn có giá cả phải chăng, có thể in số lượng lớn. Nếu khách hàng cần được tư vấn thêm về kỹ thuật in này hoặc các mẫu áo thun in offset, vui lòng liên hệ hotline 028.6650.8833 – 0902.420.833 để được đội ngũ nhân viên của Áo Thun Sài Gòn tư vấn chi tiết.