Kỹ thuật in ống đồng (rotogravure) là phương pháp in ấn phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Phương pháp in này có khả năng tái tạo hình ảnh sắc nét, có độ chính xác cao, do đó được ứng dụng chủ yếu trong in ấn bao bì thực phẩm, tạp chí, sách ảnh, nhãn mác. Dưới đây, hãy cùng Áo Thun Sài Gòn khám phá chi tiết hơn về kỹ thuật in ấn này ngay sau đây.
Xem thêm: Tổng hợp các công nghệ in ấn phổ biến
Nội dung Chi Tiết
ToggleIn ống đồng là gì?
In ống đồng (in rotogravure) là kỹ thuật in ấn sử dụng một trục in mạ đồng có độ dày khoảng 100 microns. Phần tử in như hình ảnh, chữ viết được khắc sâu, nằm dưới bề mặt in, phần tử không cần in sẽ nằm trên bề mặt trục in.
Kỹ thuật in ống đồng thường được dùng để in cuộn cho các sản phẩm bao bì như bao bì thực phẩm, nhãn mác, tạp chí, sách ảnh,… Đặc biệt, kỹ thuật in này có tốc độ in nhanh, tiết kiệm chi phí nhưng thành phẩm không bị in nhòe.
Xem thêm: Tìm hiểu kỹ thuật in offset
Đặc điểm nổi bật của công nghệ in ống đồng
Công nghệ in ống đồng sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật, khiến đây trở thành một trong những phương pháp in ấn phổ biến nhất hiện nay, bao gồm:
- Tính phục chế và chính xác cao: Trục in ống đồng có thể tái tạo hình ảnh với độ chính xác, chi tiết, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về chất lượng hình ảnh và màu sắc.
- Mực đều và sâu: Mực in được phủ đều, có độ sâu trên bề mặt vật liệu nên hình ảnh sắc nét, khó bị phai hơn.
- Có thể sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn: Công nghệ gia công trục in ống đồng có thể sản xuất đơn hàng số lượng lớn trong thời gian ngắn, tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Trục in bền bỉ, dùng được nhiều lần: Giá trục in ống đồng khá cao, tuy nhiên sau mỗi lần in, xưởng có thể vệ sinh và tái sử dụng trục.
- Ứng dụng rộng rãi: Có thể áp dụng in trên ống đồng cho nhiều loại vật liệu khác nhau như giấy, nhựa PE, PET, kim loại mỏng, OPP,…
Xem thêm: Reddit Đồng Phục Sài Gòn
Nguyên lý hoạt động của công nghệ in ống đồng
Nguyên lý hoạt động của in trục ống đồng chi tiết bao gồm các quá trình như sau:
- Nhúng trục in vào máng mực: Trục in nhúng vào máng mực, mực in sẽ thấm lên toàn bộ bề mặt trung in và các chi tiết khắc lõm trên bề mặt trục.
- Gạt bỏ phần mực thừa: Một dao gạt sẽ bỏ phần mực thừa bề mặt in, chỉ giữ lại mực trong những phần lõm của trục in.
- Áp lực in: Mực in dưới tác động của lực ép, các phần lõm sẽ được chuyển từ trục in sang vật liệu in như giấy, nhựa,…
- Sấy khô: Mực in trên vật liệu sau cùng sẽ được sấy khô và hoàn thiện, đảm bảo màu in bền đẹp, không bị mờ nhòe.
Các ưu nhược điểm khi sử dụng công nghệ in ống đồng
Công nghệ chế bản in ống đồng được đánh giá là phương pháp in ấn tiên tiến, tiết kiệm chi phí. Dưới đây là các đánh giá ưu nhược điểm của kỹ thuật in này:
Ưu điểm
Phương pháp in ống đồng sở hữu nhiều ưu điểm đặc biệt, bao gồm:
- Hình ảnh in đảm bảo rõ ràng kể cả khi bản thiết kế gốc có nhiều chi tiết.
- Tốc độ in có thể đạt đến 200 mét mỗi phút, đáp ứng nhu cầu in số lượng lớn cho doanh nghiệp.
- Trục in bền bỉ, có thể tái sử dụng để giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm tài nguyên.
- Số lượng in lớn nhưng giá thành rẻ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm kể trên, in trục ống đồng vẫn còn một số nhược điểm nhỏ như:
- Chi phí mua mực cao và mỗi lần mở màu tốn khá nhiều nhiên liệu nên không thể in số lượng nhỏ.
- Không thể in trên những vật liệu có độ dày lớn, chỉ phù hợp in trên các loại màng hoặc bao bì mỏng.
Xem thêm: Đặc điểm của phương pháp in flexo
Quy trình in ống đồng
Quy trình chế bản in ống đồng khá đơn giản, bao gồm các bước như thiết kế mẫu, chế tạo bản in, bố trí khuôn, in hình, làm khuôn bế tạo hình bao bì và gia công tờ in thành sản phẩm. Chi tiết từng bước trong quy trình như sau:
- Thiết kế mẫu: Quá trình thiết kế mẫu để in sẽ được xưởng in thiết kế trên phần mềm chuyên dụng như Photoshop, Illustrator,… Màu in dựa theo bảng màu CMYK.
- Chế tạo bản in: Sau khi có bản in, xưởng sẽ tạo hình ảnh (các phần tử in) lên trên bề mặt ống đồng (đã được khắc lõm). Bản in trên ống đồng có thể được tái sử dụng nhiều lần, miễn là vẫn còn nhu cầu in mẫu tương tự như mẫu cũ trên ống đồng.
- Bố trí khuôn in: Tiếp đến, thợ in sẽ sắp xếp các vật liệu in trên các khuôn in ống đồng sao cho tối ưu nhất để tiết kiệm chi phí sản xuất.
- In hình ảnh: Sau khi máy đã được khởi động, thợ in sẽ cho in thử để kiểm tra mẫu in thực trước khi in chính thức. Nếu có sai sót, file in sẽ được chỉnh sửa để tránh hỏng mẫu in chính thức. Khi in chính thức, số lượng mét vật liệu mỗi phút là 200 mét.
- Làm khuôn bế tạo hình: Ở bước làm khuôn bế tạo hình, thợ in sẽ cắt sản phẩm thành những nhãn riêng sau khi đã in xong. Bởi ở bước in ống đồng, ống chỉ có thể in đẹp nếu vật liệu dạng cuộn. Muốn sử dụng, thợ in phải cắt thành mảnh phù hợp để dùng sau cùng.
- Gia công tờ in thành sản phẩm: Cuối cùng, thợ in sẽ dán méo dọc, loại bỏ những phần thừa để có thành phẩm hoàn chỉnh.
Ứng dụng của công nghệ in ấn ống đồng trong sản xuất
Công nghệ in ống đồng có nhiều ứng dụng trong in ấn công nghiệp, phổ biến nhất là các nhóm in ấn như:
- In bao bì: Được dùng chủ yếu để in bao bì thực phẩm, bao bì hóa chất, bao bì mỹ phẩm,…
- In nhãn mác: Bao gồm nhãn mác đồ uống, hàng gia dụng, dược phẩm,…
- In tạp chí, sách: Bồm sách ảnh, catalogue, tạp chí,…
- In trên màng nhựa và bề mặt kim loại mỏng: In trên màng nhựa PE, OPP, PET hoặc kim loại mỏng như sắt, inox.
Xem thêm:
Tổng kết
Kỹ thuật in ống đồng đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong in ấn bao bì, nhãn mác,… nhờ vào giá thành rẻ, chất lượng in sắc nét. Hy vọng với những thông tin ở trên từ Áo Thun Sài Gòn, bạn đã hiểu rõ hơn về kỹ thuật in ấn này, đừng quên liên hệ với chúng tôi qua hotline 028.6650.8833 – 0902.420.833 để được giải đáp thêm về các kỹ thuật in ấn khác.