In Trame Là Gì? Các Khái Niệm Cần Biết Trong In Trame

Kỹ thuật in trame (tram hóa) là phương pháp in lên bề mặt chất liệu vải với các vùng sáng tối khác nhau của hình gốc. Qua đó, hình in đẹp, tương tự như file kỹ thuật số. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp in này, hãy cùng Áo Thun Sài Gòn tìm hiểu chi tiết hơn thông qua nội dung sau đây.

In trame (tram hóa) là kỹ thuật in ấn đặc biệt, chuyên dùng để thể hiện những chi tiết có chuyển màu trong thiết kế tranh ảnh hoặc ảnh 3D. Máy in lụa sẽ phân chia hình ảnh thành nhiều điểm nhỏ (điểm tram) có kích thước và mật độ khác nhau. Qua đó, các vùng sáng tối của hình được hình thành, tạo sự khác biệt về độ sáng tối, tạo chiều sâu cho hình in.

Trong lĩnh vực thời trang, in trame được ứng dụng phổ biến để in hình áo thun hoặc các loại trang phục khác, tạo sự đa dạng trong mẫu mã trang phục. Bên cạnh đó, kỹ thuật in trame cũng có giá cả khá phải chăng do kỹ thuật in không quá phức tạp.

in trame
Mẫu áo thun có hình in theo kiểu in trame

Xem thêm: Khám phá về kỹ thuật in nhung

Vì sao kỹ thuật in trame lại ra đời?

Trước đây, khi in ấn trên giấy, mực in thấm không đều, dẫn đến hình ảnh bị mờ, mực in vùng có vùng không. Khi kỹ thuật in tram xuất hiện, đã khắc phục được lỗi này. Hình ảnh được chia thành nhiều điểm nhỏ (điểm tram) có kích thước và mật độ khác nhau, từ đó cho ra đời hiệu ứng màu sắc và độ sáng khác nhau.

Với sự phát triển của ngành in ấn thời trang, in tram dần được sử dụng, tạo nên nhiều mẫu thiết kế độc đáo, đem hình ảnh thực và hình in 3D lên bề mặt vải vô cùng sắc nét. Với in trame, bạn có thể đưa bất kỳ hình ảnh chụp hoặc ảnh 3D nào để đưa lên trên bề mặt vải, tạo nên bộ trang phục mới mẻ, độc đáo.

in trame
Kỹ thuật in trame tạo nên những sản phẩm thời trang mới

Những hiệu ứng được tạo ra trong kỹ thuật in trame

Trong in lụa trame, có 3 hiệu ứng được tạo thành, bao gồm hiệu ứng chiều sâu cho bức ảnh, hiệu ứng chuyển màu và hiệu ứng ánh sáng.

Chiều sâu cho bức ảnh

Hiệu ứng chiều sâu trong in trame giúp bức ảnh trở nên sống động hơn. Để tạo ra hiệu ứng này, kỹ thuật viên thường kết hợp giữa góc nhìn, màu sắc, ánh sáng và độ phân giải để làm nổi bật sự phân cách khoảng cách các đối tượng.

Khi sử dụng các điểm tram có kích thước và mật độ khác nhau, hình ảnh tạo ra sự mượt mà và chân thực hơn. Do đó, hiệu ứng chiều sâu hiện đang được ứng dụng phổ biến trong in áo thun đồng phục.

Hiệu ứng chuyển màu

Hiệu ứng chuyển màu khiến màu sắc thay đổi mượt mà, hình ảnh đa dạng và phong phú theo dải màu hơn, hài hòa hơn. Hiệu ứng này được tạo ra bằng cách thay đổi màu sắc như gradient, overlay,… từ màu này sang màu khác, tạo cảm giác 3D, tăng chiều sâu cho bức hình.

Hiệu ứng này giúp tiết kiệm màu in, khiến bức ảnh chuyển màu tự nhiên. Về ứng dụng, hiệu ứng chuyển màu thường được sử dụng trong in lụa áo thun, in banner bởi độ phân giải cao.

in trame
Kết quả khi sử dụng cả 3 hiệu ứng trong in tram

Ánh sáng

Hiệu ứng ánh sáng tạo những vùng sáng tối khác nhau trong bức ảnh, giúp hình in nổi bật và chân thực. Hiệu ứng này hình thành do điều chỉnh kích thước và mật độ các điểm tram. Về ứng dụng, hiệu ứng ánh sáng hầu như được dùng để tạo các sản phẩm in ấn quảng cáo, poster hoặc in áo, quần.

2 khái niệm trong kỹ thuật in trame mà bạn cần phải biết

Trong kỹ thuật in trame, có 2 khái niệm mà bạn cần biết, gồm khái niệm tần số tram và góc xoay tram:

Tần số Tram

Tần số tram (độ phân giải tram) được đo bằng đơn vị Ipi (lines per inch). Chỉ số này biểu thị số lượng dòng tram trên mỗi inch của hình ảnh in. Tần số tram càng cao thì hình ảnh in càng chi tiết, sắc nét.

Ví dụ: Hình ảnh với tần số tram là 150 Ipi sẽ có độ chi tiết cao hơn hình ảnh có tần số tram chỉ 75 Ipi.

in trame
So sánh giữa hai tần số tram trong cùng một hình ảnh

Góc xoay Tram

Khi tram hóa một hình ảnh thì các hạt tram sẽ có cấu trúc tương tự một lưới điểm các hàng dọc và ngang. Góc xoay tram là góc hợp bởi một hàng tram so với chiều thẳng đứng.

Khi chồng in các màu lên nhau, sự tương tác giữa các điểm tram sẽ gây hiện tượng moire. Để tránh hiện tượng này, khi in chồng màu có tram, kỹ thuật viên sẽ xoay góc tram các màu in lệch nhau một góc cố định, thường là các thông số cơ bản của trame như C 15, M 75, Y 90 hoặc B 45.

Quy trình in trame trên vải

Quy trình in trame trên vải thường diễn ra với 3 bước cơ bản, gồm xuất film quần áo, chụp bảng và pha màu, keo. Cụ thể như sau:

  • Bước 1 – Xuất film in tram: Film in tram là một tấm nhựa mỏng trong suốt, trên đó sẽ có hình ảnh cần in đã được chuyển từ file máy tính. Quá trình xuất film trame phải tỉ mỉ, để đảm bảo hình ảnh được táo tạo đúng kích thước.
  • Bước 2 – Chụp bảng: Chụp bảng còn gọi là tạo khuôn in, trong đó hình trên film ảnh được chuyển lên khuôn in lụa, sau đó sẽ phủ lớp nhạy sáng và chiếu đèn lên để ảnh trên film chuyển lên khuôn in. Sau khi chụp, khuôn in được rửa sạch để lộ các lỗ hở theo hình cần in.
  • Bước 3 – Pha màu và keo: Màu mực phải được pha theo tỷ lệ để đảm bảo màu in chuẩn và đẹp, mực in bám chắc, không bị phai màu. Keo in được pha chế để tạo độ dính cho mực in trên vải, đảm bảo độ bền và chịu được các điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm.

 

in trame
Thành phẩm sau quy trình in trame

Các loại kỹ thuật in trame

Kỹ thuật in trame trên vải được chia làm 3 loại, bao gồm in tram AM, tram FM và tram trên vải lụa. Chi tiết từng kỹ thuật in này như sau:

  • Kỹ thuật in tram AM: Kỹ thuật in tram AM là phương pháp in dựa trên sự biến thiên biên độ các điểm tram. Trong đó, kích thước các điểm tram sẽ thay đổi tùy vào mật độ từng vị trí trên ảnh. Kỹ thuật này hầu như chỉ được dùng để in các hình ảnh có độ chi tiết cao, màu sắc phức tạp.
  • Kỹ thuật in tram FM: Kỹ thuật in tram FM sử dụng các điểm tram có kích thước đồng đều nhưng thay đổi mật độ để tạo ra hình ảnh. Kỹ thuật này sẽ thay đổi số lượng điểm tram trên mỗi đơn vị, giúp hình ảnh có độ phân giải và sắc nét hơn.
  • In tram trên lụa: Kỹ thuật in lụa trame sử dụng khuôn in đặc biệt và mực in riêng để đảm bảo hình ảnh có độ nét và không bị nhòe. Kỹ thuật này cũng được dùng để in các họa tiết phức tạp trong thời trang cao cấp như khăn lụa, váy,…

 

in trame
Hình in tram phức tạp vẫn nét, đầy đủ chi tiết

Ưu điểm nhược điểm in Tram trong in lụa

Trong in ấn thời trang, kỹ thuật in trame trong in lụa sở hữu nhiều ưu nhược điểm, bao gồm:

Ưu điểm

Phương pháp in trame có rất nhiều ưu điểm đặc biệt trong ngành thời trang như:

  • Tái tạo hình ảnh với độ chi tiết cao, sắc nét, hình ảnh có nhiều vùng sáng tối và độ tương phản cao.
  • Tạo hiệu ứng thị giác tốt, giúp hình ảnh có chiều sâu, giúp sản phẩm thời trang có độ thẩm mỹ phù hợp với mong muốn của khách hàng.
  • Chi phí in tram không quá tốn kém, phù hợp để in số lượng lớn.
  • Có thể in trên nhiều chất liệu vải khác nhau như cotton, lụa, polyester,…

Nhược điểm và cách khắc phục

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng kỹ thuật in trame vẫn còn một số nhược điểm nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết nhược điểm đều có thể khắc phục như:

  • Hiện tượng moiré (các lưới điểm chồng lên nhau): Chỉ cần điều chỉnh góc xoay tram sao cho chúng không bị chồng lên nữa. Kỹ thuật viên có thể sử dụng phần mềm thiết kế chuyên dụng để xác định góc xoay phù hợp.
  • Người thực hiện in phải có tay nghề: Thợ in phải có kinh nghiệm thì hình in mới đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, kỹ thuật in trame khá phức tạp, cần đào tạo và nâng cao tay nghề thường xuyên, nhất là khi doanh nghiệp sử dụng các thiết bị hiện đại.
  • Mảng màu lớn, áo bị nặng và bí, đường biên hòa vào nền đen: Tận dụng màu vải đen như một màu đen khi in. Khi xuất film làm lót tram và các màu chồng cũng làm tram sẽ tận dụng được lượng mực phù hợp.

 

in trame
In trame bằng hệ thống máy móc in lụa

Xem thêm: In Flexo là gì? Ưu & nhược điểm của kỹ thuật in Flexo

Bước tiến hành in tram trên vải hiện nay

Để tạo nên những sản phẩm in tram chất lượng, đẹp mắt, quy trình in ấn cần được thực hiện tỉ mỉ và chính xác qua từng công đoạn:

Bước 1: Xuất phim in tram

Phim in là yếu tố đặc trưng của in lụa. Nếu như việc tạo khung in trong in lụa truyền thống không quá phức tạp, thì việc tạo phim in tram lại đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Hình in càng cầu kỳ, độ khó của phim càng tăng. Một phim tram đạt chuẩn phải đảm bảo các hạt tram đủ đen, không bị nhòe, đặc biệt là với tần số cao, yêu cầu này càng trở nên khắt khe.

Bước 2: Chụp bản

Để có được bản chụp tram chất lượng, xưởng in cần sử dụng keo tốt và đèn UV. Mặc dù vẫn có thể chụp bản tram mà không cần đèn UV, nhưng chất lượng sẽ có sự khác biệt đáng kể.

Bước 3: Pha màu và keo

Pha màu là bước không thể thiếu trong cả in lụa truyền thống và in tram. Mực in cần đảm bảo màu sắc in ra trung thực với thiết kế, đồng thời phải đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt, không được quá lỏng hay quá dẻo.

in trame
Quy trình in trame tỉ mỉ và chính xác từng công đoạn đem lại sản phẩm đẹp mắt, độ bền cao

Chi phí in tram trên vải có đắt không?

In tram, tương tự như các phương pháp in khác, có chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ phức tạp của thiết kế, kích thước hình in và số lượng sản phẩm. Tuy nhiên, nhìn chung, in tram có chi phí cao hơn so với in lụa truyền thống.

Nếu thiết kế của bạn đòi hỏi độ chính xác cao hoặc có nhiều chi tiết phức tạp, chi phí in tram sẽ tăng lên. Tương tự, hình in càng lớn thì giá thành càng cao. Dẫu vậy, giống như in lụa, khi in với số lượng lớn sẽ giúp giảm chi phí trên mỗi sản phẩm.

in trame
In tram thường có chi phí cao hơn so với in lụa truyền thống

In trame có những ứng dụng gì?

Kỹ thuật in trame được ứng dụng rất nhiều trong ngành thời trang và công nghiệp in ấn, điển hình nhất có thể kể đến như:

  • In hình trên áo thun và các sản phẩm thời trang khác: In trame được sử dụng phổ biến trong in họa tiết cho áo thun hoặc các sản phẩm thời trang. Nhiều chi tiết thường sử dụng phương pháp in tram như in logo, slogan cho áo nhóm, áo đồng phục công ty.
  • In ấn quảng cáo và poster: Các sản phẩm quảng cáo như poster, banner cũng có thể sử dụng kỹ thuật in tram để đảm bảo hình ảnh chất lượng cao, truyền tải thông điệp đến khách hàng.
  • In bao bì và nhãn mác: Hình ảnh trên bao bì, nhãn mác sử dụng kỹ thuật in tram giúp thể hiện đầy đủ thông tin, hình ảnh, nâng cao giá trị sản phẩm.

 

in trame
Mẫu áo thun sử dụng kỹ thuật in tram

Địa chỉ in áo theo yêu cầu tại TPHCM

Nhắc đến địa chỉ cung cấp dịch vụ in áo theo yêu cầu với nhiều kỹ thuật in hiện đại như in trame, in lụa, in kỹ thuật số,… không thể không nhắc đến đơn vị Áo Thun Sài Gòn – Được phát triển và quản lý bởi Thế Giới Áo Thun. Cơ sở có hơn 15 năm kinh nghiệm và phát triển, cung cấp áo đồng phục, áo thun đến hơn 100.000 khách hàng, nằm trong TOP các doanh nghiệp đồng phục được yêu thích nhất tại Việt Nam.

Đến nay, Áo Thun Đồng Phục luôn được yêu thích bởi các ưu điểm như:

  • Đa dạng các dịch vụ in, từ in áo thun sự kiện, áo đồng phục doanh nghiệp, áo nhóm đến các sản phẩm thời trang cao cấp khác.
  • Kỹ thuật in ấn họa tiết hiện đại, bền màu, sắc nét, thích hợp cho nhiều thiết kế phức tạp và yêu cầu tính thẩm mỹ cao.
  • Đội ngũ nhân viên có tay nghề, kinh nghiệm lâu năm, đảm bảo mỗi sản phẩm đến tay khách hàng đều là sản phẩm chất lượng tốt nhất.
  • Giá thành hợp lý, cạnh tranh với nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho mọi khách hàng trên toàn quốc.

FAQs

Bên cạnh in trame, Áo Thun Sài Gòn còn có những phương pháp in nào khác?

Áo Thun Sài Gòn hiện nay đang cung cấp đa dạng các kỹ thuật in để đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng về áo thun đồng phục. Ngoài in trame, đơn vị còn hỗ trợ một số công nghệ in tiêu biểu bao gồm: in lụa, in chuyển nhiệt, in trực tiếp, in decal và thêu vi tính…

Chất liệu vải được sử dụng cho áo thun đồng phục là gì?

Áo thun đồng phục của Áo Thun Sài Gòn được may từ 100% cotton co giãn 4 chiều. Loại vải này có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, co giãn thoải mái, bề mặt vải mịn màng và không bị xù lông, mang đến cảm giác dễ chịu cho người mặc ngay cả khi hoạt động nhiều.

Có thể in cùng một mẫu thiết kế lên nhiều màu áo khác nhau không?

Hoàn toàn có thể. Các kỹ thuật in của Áo Thun Sài Gòn cho phép in trên 18 màu áo có sẵn. Vui lòng liên hệ với xưởng in để được tư vấn chi tiết hơn!

Tổng kết

Kỹ thuật in trame mang đến hình in rõ nét, bền bỉ với thời gian, nâng tầm chất lượng áo thun và các loại trang phục thời trang khác. Nếu khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu chi tiết hơn về sản phẩm hoặc đặt may áo thun, vui lòng liên hệ đến Áo Thun Sài Gòn qua hotline 028.6650.8833 – 0902.420.833.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông Tin Khác