Vải Cotton là gì rất được nhiều người quan tâm. Đây là một trong những loại vải thông dụng, được nhiều người biết đến và ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay. Vải Cotton không chỉ được dùng để nay các sản phẩm áo quần mà còn được sử dụng sản xuất chăn ga, gối nệm,… Vải cotton được sử dụng nhiều trong vải may đồng phục. Hãy theo chân Áo Thun Sài Gòn chúng tôi để tìm hiểu chi tiết về loại vải Cotton này nhé.
Nội dung Chi Tiết
ToggleVải Cotton là gì
Vải Cotton là loại vải tạo nên từ những sợi bông thiên nhiên được hòa trộn từ các sợi nhân tạo. Vải Cotton được xếp vào nhóm chất liệu tổng hợp. Các sản phẩm vải được làm từ vải Cotton thường có khả năng thống hút và thoáng khí vượt trội. Được ứng dụng và sử dụng rộng rãi trong may mặc hiện nay.
Phân loại vải Cottone
Vải cotton 100% được tạo thành từ những sợi bông hoàn toàn tự nhiên. Sau đó được kết hợp với một số hóa chất để vải có chất lượng bền và ít bị phân hủy hơn. Chất vải Cotton tự nhiên nên đảm lành tính và an toàn cho da nhất là đối với trẻ. Với ưu điểm thấm hút mồ hôi tốt, độ bền cao và dễ dàng nhuộm màu, Cotton ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong thời trang may mặc đặc biệt phổ biến để làm vải may áo thun đồng phục giá rẻ.
Vải Cotton 100% tự nhiên
Cotton Mercerized
Là một chất liệu vải cao cấp được nghiên cứu cho việc sản xuất in áo thun đồng phục. Ưu điểm của vải Cotton Mercerized cũng giống như vải cotton 100% tự nhiên, nhưng vượt trội hơn. Vì nhờ có công nghệ giúp chất vải tránh các hiện tượng xồ vải, kém bền màu hay bị nấm mốc.
Vải Cotton Poly
Là sự kết hợp của sợi cotton tự nhiên và nhiều loại sợi tổng hợp. Mang lại đặc tính mỏng nhẹ và co giãn tốt, khi giặt sẽ ít gây ra hiện tượng nhão vải hay xù lông trên bề mặt.
Vải Cotton Satin
Được tạo nên từ 100% sản xuất từ sợi cotton tự nhiên kết hợp với kỹ thuật dệt Satin độc đáo. Vải Cotton Satin có khả năng thấm hút cực nhanh, bề mặt vải mềm mượt không lo bị phai màu hay nhăn nheo. Là loại vải Cotton có mức giá cao nhất trong các loại.
Vải Cotton lụa
Với tỷ lệ là 90% sợi bông cotton và 10% lụa tơ tằm, chất vải mang lại vẻ ngoài sáng bóng, thu hút. Mang lại sự sang trọng cho các bộ trang phục nhưng giá thành vải lại không đắt so với vải lụa 100%.
Cotton nhung
Cotton nhúng là loại vải được pha trộn từ vải nhung và vải Cotton. Chúng được người tiêu dùng ưa chuộng bởi mang tại tính thẩm mỹ, sự mềm mại và độ bền vải cao. Đáp ứng đầy đủ những tiêu chí của người tiêu dùng nhưng giá thành của vải Cotton nhung rất vừa phải.
Cotton Borip
Vải Cotton Borip thường biết tên với các tên gọi như vải gân, vải bo với về mặt vải giống như chất vải len. Tuy nhiên vải Cotton Borip được làm nên từ 100% vải Cotton nguyên chất.
Cotton USA
Vải Cotton USA được sản xuất và cung cấp bởi Hiệp hội bông Quốc tế Mỹ. Ưu điểm của chất vải Cotton USA có tính thấm hút và đa dạng màu sắc. Nhưng nổi bật nhất và đặc tính dẻo của vải cao hơn so với các loại vải thông thường và có giá thành xếp vào nhóm cao cấp
Cotton Ai Cập
Vải Cotton Ai Cập được dệt từ 100% sợi cây bông ELS ở Ai Cập nguyên chất. Ưu điểm của chất liệu avir này là có độ sáng bóng tự nhiên, khả năng thấm hút mồ hôi cực kì tốt phù hợp cho cả mùa nóng và mùa lạnh.
Cotton 65/35 (CVC)
Sở dĩ có tên vải CVC 65/35 là vì chất vải được kết hợp từ 65% là vải Cotton và 35% là vải polyester. Vì thế vải Cotton 65/35 vẫn có khả năng thấm hút mà mềm mịn khá tốt. Giá thành chất liệu vải Cotton 65/35 không hề rẻ, được xếp vào nhóm vải ứng dụng cho thời trang cao cấp.
Cotton 35/65 (Tixi)
Thường được dùng để may các loại áo thun với thành phần chứa 35% Cotton và 65% polyester. Vải có giá thành trẻ hơn so với hai loại Cotton 100% và Cotton 65/35 những về độ thấm hút hay co giãn vẫn được đánh giá khá cao.
Cotton pha Spandex
Là sự pha trộn giữa các sợi Cotton và sợi Spandex nhân tạo. Mang lại sự co giãn cực tốt, khả năng thấm hút và kháng khẩu ưu việt tạo nên điểm cộng cho chất vải Cotton Spandex. Tuy nhiên giá thành vải khá cao nên không được sử dụng rộng rãi.
Pima cotton là gì?
Pima cotton là chất liệu vải được dệt 100% từ sợi bông pima. Đây là loại bông bắt nguồn từ Peru (tên gọi theo bộ tộc Pima, người tiên phông trong cây pima của Mỹ). Vải pima cotton có độ dài sợi vải dài hơn 50% so với vải cotton thông thường. Do đó, khi dệt vải có độ mềm nhẹ, bền, ít xù lông và chắc chăn hơn vải cotton.
Cotton Organic là gì?
Vải Cotton Organic là chất liệu vải may được sản xuất bởi quy trình hữu cơ organic thân thiện môi trường. Thay vì phải dùng chất hóa học, thuốc trù sâu và hóa chất để bảo vệ cây bông đối với loại vải cotton thông thường. Quy trình sản xuất Cotton Organic đảm bảo các tiêu chí tốt nhất để lấy được sợi bông cotton như thay thế hóa chất bảo vệ cây trồng, không dùng phân bón hóa học, các giống cây không biến đổi gen…
Combed cotton là gì?
Combed Cotton hay còn gọi là cotton chải kỹ, chất liệu vải hình thành từ quá trình loại bỏ các sợi bông ngắn, các sợi bông dài sử dụng bài chả để được làm thẳng. Điều này giúp chất vải trở nên mượt mà, mềm mịn hơn. Đồng thời giúp tăng cường độ bền bỉ và bám màu trong quá trình nhuộm, in ấn.
Slub cotton là gì?
Slub cotton hay cotton xớ gỗ là chất liệu vải được dệt thưa từ sợi cotton 100% nên có đặc tính thấm hút tốt, thoáng mát. Kết cấu bề mặt vải có thể gấp nếp, gợn sóng hoặc xoăn tùy vào cách dệt. Slub cotton nặng hơn vải cotton thông thường và thường được dùng làm chất liệu may đồng phục công sở.
Tham khảo thêm: 500px Đồng Phục Sài Gòn
Nguồn gốc vải Cotton
Vải Cotton bắt nguồn từ nguyên liệu chính là các sợi của cây bông. Cây bông sau khi được thu nhặt về sẽ được kéo và dệt thành những sợi vải mỏng. Dùng để may ra các sản phẩm áo quần, gối nệm.
Sự phát triển của kỹ thuật – khoa học, sợi bông được xử lý qua hóa chất đảm bảo chất lượng vải mang lại tốt hơn, bền hơn và có khả năng kháng khuẩn và ẩm mốc cực kỳ tốt. Và kể từ đó, các loại vải Cotton được ra đời và phát triển đa dạng như hiện nay.
Vải Cotton bắt nguồn từ nguyên liệu chính là các sợi của cây bông. Cây bông sau khi được thu nhặt về sẽ được kéo và dệt thành những sợi vải mỏng. Dùng để may ra các sản phẩm áo quần, gối nệm.
Sự phát triển của kỹ thuật – khoa học, sợi bông được xử lý qua hóa chất đảm bảo chất lượng vải mang lại tốt hơn, bền hơn và có khả năng kháng khuẩn và ẩm mốc cực kỳ tốt. Và kể từ đó, các loại vải Cotton được ra đời và phát triển đa dạng như hiện nay.
Tham khảo thêm: Designspiration Đồng Phục Sài Gòn
Đặc điểm vải Cotton
Cách nhận biết vải Cotton
Bạn có thể nhận biết chất liệu vải Cotton thông qua các cách thử sau đây:
- Quan sát, cảm nhận: Khi quan sát bạn sẽ nhận thấy vải Cotton khi gấp sẽ để lại nếp nhăn. Và khi sờ và chất liệu bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mịn nhưng lại không bị nhão hay rũ vải.
- Đốt cháy: Khi bạn mang mẫu vải để đốt cháy, nếu là vải Cotton thì: Lửa màu hồng, khói xám và không để lại tạp chất nhựa sau khi cháy hết.
- Độ thấm nước: Hay có thể nhận biết bằng cách cho một vài giọt nước lên trên bề mặt vải. Nếu vải có khả năng thấm hút nhanh và loang rộng thì có đính là vải Cotton.
Ưu điểm
- Tạo cảm giác thoải mái cho người mặc với khả năng thấm hút cao.
- Vải có độ bền cao.
- Quá trình vệ sinh, giặt giũ đơn giản và dễ dàng.
- Đảm bảo độ an toàn và lành tính cho da, nhất là làn da của em bé với thành phần chủ yếu xuất xứ từ sợi cây bông. Bên cạnh đó còn thân thiện với môi trường có khả năng tự phân hủy cao.
Nhược điểm
- Giá thành vải cao hơn so với các loại vải thông thường khác.
- Thường sử dụng may đồ cho nam giới bởi có độ cứng và thô ráp.
Quy trình sản xuất chất liệu vải Cotton
- Thu hoạch xơ bông và phân loại: Thời gian thu hoạch sợi bông được diễn ra làm 3 đợt vào các tháng cuối năm. Khi thu hoạch xong, tiến hành phân loại sợi bông chỉ giữ lại những quả bông đạt chất lượng, sau đó phơi khô.
- Tinh chế xơ bông: Những bông phơi khô sạch sẽ, sẽ được vận chuyển đến nơi tinh chế. Lúc này bông sẽ được tách ra khỏi quả và đưa vào lò hơi để nấu và lọc để loại bỏ các tạp chất.
- Hòa tan và kéo sợi: Sau quá trình tinh chế, sợi bông được hòa tan ở dạng lỏng cùng với các dung dịch đặc biệt. Trải qua quá trình kéo sợi để cho ra đời sợi bông.
- Dệt vải Cotton: Các sợi vải dọc, vải ngang được kéo dệt thành tấm vải Cotton. Vải tiếp tục được làm bóng sợi, tăng khả năng thấm nước để dễ dàng nhuộm màu sợi bông.
- Nhuộm vải Cotton: Được nhuộm bằng thuốc màu và các dung dịch phụ gia giúp vải dễ bắt màu hơn. Sau đó giặt vải qua nước để làm mềm vải.
Ứng dụng vải Cotton trong đồng phục
May các sản phẩm thời trang đồng phục: Vải Cotton được dùng để may các trang phục như váy, đầm, áo, quần,… bởi nhờ có những ưu điểm nổi bật. Các trang phục làm từ Cotton sử dụng được trong thời tiết nóng và lạnh. Ngày càng nhiều các loại vải tổng hợp ra đời nhưng vải Cotton vẫn được nhiều khách hàng ưa chuộng sử dụng trong các sản phẩm thời trang hay áo thun đồng phục.
May các sản phẩm nội thất: Chất liệu vải Cotton tạo sự thoáng khí nên phù hợp để may các sản phẩm chăn, ga, gối đệm vào mùa hè. Hay các sản phẩm nội thất như thảm trải sàn, khăn bàn, rèm cửa,… với da dạng màu sắc, chất liệu và hoạt tiết.
Những câu hỏi thường gặp
Độ mát của chất liệu vải phụ thuộc và hàm lượng % Cotton chất liệu. Do đó vải cotton về cơ bản đã mát, nếu % càng cao vải sẽ càng mát. Đối với các loại vải cotton pha, tỉ lệ polyester càng cao sẽ càng nóng.
Có rất nhiều loại vải Cotton tốt nhưng phải là vải 100% Cotton như Cotton Mercerized, vải Cotton satin, Cotton Borip… Không tính những chất liệu vải pha. Đồng thời giá vải của những loại vải có % càng cao sẽ càng đắc.
Thành phần Cotton được làm từ 100% sợi bông có khả năng hút ẩm tốt, cực kì mát mẻ, tạo sự thoải mái cho người dùng trong mọi hoàn cành thời tiết. Ngược lại, những quần áo may bằng vải pha sẽ có đồ bên cao hơn nhưng khả năng thoát ẩm, thấm hút kém, mang lại sự khó chịu cho người mặc.
Thực tế, chất vải Cotton khá thô, không có độ co giãn và dễ bị nhăn, bạn có thể nhìn sản phẩm khăn tắm 100% cotton không co giãn. Để khắc phục đặc tính này, người ta pha thêm 3-5% sợi Spandex tăng độ đàn hổi cho vải. Do đó các loại vải Cotton có giãn 2 chiều hay 4 chiều đều là vải Cotton pha thêm Spandex.
Do được dệt từ cây bông trong tự nhiên nên vải Cotton được xếp vào loại vải sợi thiên nhiên.
Vải Cotton có thành phần từ nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên nên vải Cotton hoàn toàn tốt, an toàn cho sức khỏe, làn da cũng như không ảnh hưởng đến môi trường.
Thực tế, Cotton khi sử dụng lâu đều bị xù lông và đây là chuyện rất bình thường bởi đặc tính vật lý của vải đều không tránh khỏi. Có 2 nguyên nhân dẫn đến Cotton bị xù lông:
- Chất vải: vải 100% Cotton là dễ xù lông nhất, bạn nên lưu ý giặt nhẹ và sử dụng ít bột giặt.
- Cách dệt: Chất vải mỏng, kém chất lượng, thưa thớt thì vải Cotton rất dễ bị xù lông.
Vải Cotton cầm màu cực tốt, do đó mà chúng được ứng dụng nhiều trong thời trang đồng phục. Trường hợp bạn giặt vải Cotton mà ra màu thì đó là thuốc nhuộm kém chất lượng.
Thực tế, co rút là đặc tính của một số loại vải có thành phần từ thiên nhiên như Cotton, vải lanh, vải len… Lý do dẫn đến co rút là giắc mạnh tay, dùng thuốc tẩy, nhiệt độ nước cao…
Vải Cotton có nguồn gốc tự nhiên nên rất dễ bị nhăn. Do đó mà nhiều người thường pha thêm % sợi Polyester đẻ tăng độ cứng và co giãn cho vải. Tỉ lệ sợi Poly càng cao, vải càng ít bị nhăn.
Lời kết
Với những chia sẻ tổng quan trên đây hy vọng có thể giúp bạn có thêm những thông tin về vải Cotton là gì. Cũng như nắm bắt được những chất liệu vải Cotton, cách nhận biết và một số câu hỏi thường gặp trong quá trình sử dụng vải cotton. Nếu còn thắc mắc về vải Cotton là gì, các bạn đừng ngần ngại liên hệ ngay Áo Thun Sài Gòn để được tư vấn tận tình nhất về chất liệu vải may đồng phục.
Chào bạn, mình là Nguyệt – một content marketing tại page Áo Thun Sài Gòn. Trong hành trình 3 năm với nghề từ nhập môn, thử sức với tự do và khuôn khổ hay làm cho doanh nghiệp, mình đã có trên 2000 bài viết chia sẻ chủ yếu về thời trang, đồng phục, in ấn… mang đến giá trị cho người dùng và hy vọng những bài viết của mình sẽ mang đến phần nào đó giá trị mà bạn thực sự cần.