Search
Close this search box.

Quy trình may áo thun cổ tròn

Quy trình may áo thun cổ tròn thực tế rất đơn giản, bạn có thể tự làm mà không cần phải đặt thiết kế và may đo tốn kém chi phí. Để giúp các bạn sở hữu được chiếc áo thun yêu thích từ chất liệu, kiểu dáng và hoạt tiết in. Áo Thun Sài Gòn chia sẻ quy trình may áo thun cổ tròn chi tiết nhất trong bài viết sau đây.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

Trước tiên bắt tay vào may áo thun cổ tròn, việc đầu tiên cần làm là lựa chọn chất liệu vải phù hợp với sở thích của bạn nhất. Có thể ưu tiên các chất liệu vải 100% Cotton, vải cá sấu 65/35, vải thun trơn, thun lạnh hoặc thun mè… Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm các dụng cụ như nút áo, chỉ may…

Cắt may thân áo trước

1. Xếp vải

  • Dài áo (AB) = số đo
  • Hạ eo (AC) = số đo 
  • Hạ nách (AD) = ¼ vòng ngực 
  • Từ 4 điểm A, B, C, D tiến hành vẽ các đường thẳng nằm ngang làm chuẩn tương ứng cho đường vai, ngực, eo, mông, dài áo. 

Kích thước này cho ra áo thun cổ tròn với form dáng ôm vừa phải, giúp bạn thuận tiện và dễ dàng khi  vận động. Sau khi đã xác định được thông số cần vẽ, chúng ta tiến hành vẽ rập chi tiết.

2. Vẽ chi tiết

  • * Vẽ cổ áo
  • Vào cổ (AE) = 2/10 vòng cổ áo.
  • Hạ cổ (AF) = AE + 0,5.
  • Sau đó nối cong vòng cổ EF, tiếp tục nối thẳng đến đỉnh F’.

* Vẽ sườn vai

  • Sườn vai (AG) = ½ ngang vai.
  • Hạ vai (GH) = 1/10 ngang vai + 1cm = hạ vai sau + 0,5 cm.
  • Nối hai điểm E và H thành đường sườn vai. 

* Vẽ nách áo

  • Ngang ngực (DD’) = ½ ngang vai – 2 cm.
  • DD’’ = 0.5 ngang vai – 2cm.
  • D’’I = 4cm. Nối D’’ & H, vẽ cong HID’’ được đường nách áo ( lùi vào 0,5 cm khoảng giữa IH).

* Vẽ sườn áo

  • Đường ngang eo (CC’) = ngang eo sau.
  • Đường ngang mông (BB’) = Ngang mông sau.
  • Nối 3 điểm B’C’D’ để có đường sườn thân áo. Để thân áo không bị gãy, đường nối nên lượn cong tại điểm C’.

* Vẽ lai áo

  • Giảm sườn (B’B’’) = giảm sườn phía sau. 
  • Sa vạt (BB’’) = 1-2 cm, tùy thuộc vào từng dáng người. Sa vạt 1cm giữa thân trước dành cho người bình thường. Sa vạt 2cm phù hợp người bụng to hoặc hay ưỡn ngực. Sa vạt từ 1-2 có cặp nẹp dính dành cho người lưng gù, lưng tôm.

3. Cắt vải

  • Chú ý, để áo không bị vụt bạn hãy gấp thêm 4cm phần nẹp áo vào trông.
  • Vòng cổ, sườn vai, vòng nách. sườn thân và lai áo cũng chừa thêm lần lượt là 0,5 cm, 1,5 cm, 1cm, 1,5cm và 1-3 cm đường may. 

Cắt may thân áo sau

1. Xếp vải

Từ mép biên vải, bạn đo vào 2cm đường may + 2 cm cử động + ¼ vòng mông. Sau đó gấp đôi vải lại, mặt phải gấp vào trong, nếp gấp hướng vào phía người cắt. Còn cổ áo hướng phía tay phải, lai áo hướng phía tay trái. Từ cổ áo đo xuống 1,5cm làm đường may. Từ đó bắt đầu vẽ chi tiết áo.

2. Vẽ mẫu

  • Dài áo (AB) = số đo.
  • Hạ eo (AC) = số đo.
  • Hạ nách (AD) = ¼ vòng ngực.
  • Nối 4 điểm A, B, C, D thành đường thẳng làm chuẩn cho đường vai – ngực – eo – mông – dài áo.
  • Vẽ cổ áo: Vào cổ (AE) = 2/10 vòng cổ. Nối cong vòng cổ từ 2 điểm E đến F.
  • Hạ cổ là AF = 2cm.

* Vẽ sườn vai

  • Đường ngang vai (AG) = ½ số đo ngang vai.
  • Đường hạ vai (GH) = 1/10 số đo ngang vai + 0,5 .
  • Vai xuôi = 1/1 ngang vai + 1.
  • Vai ngang = 1/10 ngang vai.
  • Nối 2 điểm EH tạo đường sườn vai.

* Vẽ nách áo

  • DD’ = ¼ vòng ngực + 0-> 1 cm cử động = đường ngang ngực.
  • DD’ = ½ ngang vai – 1.
  • Nối hai điểm D’’H tạo thành đường D’’I bằng 4cm.
  • Nối công 3 điểm HID’ (+0.5 cm khoảng giữa HI).

* Vẽ sườn áo

  • Đường ngang eo (CC’) = D’’I – 2.
  • Đường ngang mông (BB’) = ¼ vòng mông + 2cm.
  • Nối 3 điểm B’C’D’ tạo đường sườn áo. Lượn cong khoảng giữa C’D’ giúp thân áo (tại điểm C’) không bị gãy.

* Vẽ lai áo

  • Đường giảm sườn (B’B’’) = 1-2 cm.
  • Vẽ công từ khoảng giữa BB’ đến B’’ (Đường sườn thân và đường lai vuông góc góc tại B’’).

3. Cắt vải

  • Lai áo chừa từ 1-3 cm tùy ý.
  • Vòng cổ áo, sườn vai, vòng nách và sườn thân chừa lần lượt là 0,5cm, 1,5 cm, 1cm, 1,5 cm đường may.

Cắt may tay áo

1. Xếp vải

  • Từ biên vải đo vào 2/10 vòng ngực + 1cm đường may + 1cm cử động.
  • Xếp mặt phải của về vào trong, cắt 1 lần cả 2 tay áo.
  • Tiếp tục gấp đôi mảnh vải, bề phải vấn hướng vào trong. Nếp gấp hướng phía người cắt, nách hướng phía tay phải, lai hướng phía tay trái, đầu vải đo xuống khoảng 1cm làm chuẩn đường may.

2. Vẽ mẫu

  • Tay áo thun cổ tròn dù tay ngắn hay tay dài cũng đều có cách vẽ mẫu giống nhau, chỉ ở ở số đo chiều dài tay áo.
  • Dài tay (AB) = số đo 
  • Hạ nách tay (AC) = 1/10 vòng ngực công thêm 3 cm.
  • Ngang tay CE = AD = 2/10 vòng ngực cộng từ 0->1cm.
  • Nối AE để tạo thành đường nách tay.

* Vẽ nách tay trước:

  • Giữa AE ta có điểm O. 
  • Vẽ cong vào OE khoảng 0,5cm.
  • Vẽ công ra OA hơn 1 cm.
  • Vòng các điểm AOE thành đường nách tay phía trước.

* Vẽ nách tay sau:

  • AA’ = 2cm.
  • OO’ = 2cm.
  • Vòng qua các điểm AA’O’’E tạo thành nách tay phía sau, lượn công theo vòng nách tay phía trước.

* Vẽ sườn tay:

  • BF = ½ số đo cửa tay = ngang tay – 1cm.
  • Nối 2 điểm EF được sườn tay, khoảng giữa công thêm 1-2cm. 

* Vẽ lai tay:

  • Giảm sườn tau = FG = 1-2 cm.
  • Vẽ công từ điểm G đến khoảng giữa đoạn BF.

3. Tiến hành cắt vải

Quy trình cắt vải chừa thêm đường may giống với thân áo.

Quy trình may áo thun cổ tròn

Bước 1: Cắt may & rap áo

Bắt đầu khâu đường thẳng sát mét vải bằng cách đặt tấm vải nằm phẳng theo mặt viền cổ áo và sử dụng kim ghim để ổn định. Sau đó, tại viền cổ phía sau tiếp tục khâu sát mép vải thân áo. Thời gian ráp tay áo sườn khá quan trọng trong việc cắt vải chuẩn kích thước như mẫu đã vẻ trên rập và tạo đường may thích hợp. 

Tùy theo kích thước, chiếc áo thun có thể được cắt may theo size người mặc và cắt thừa ra 1 chút để tạo đường may khít với nếp gấp. Cuối cùng, gấp mặt phải của vải thân trước trùng thân sau và cắt khít với nếp gấp.

Bước 2: Gắn bo cổ, bo tay

Công đoạn ráp thân – cổ và tay trong quy trình may áo thun cổ tròn đặc biệt quan trọng vì đây là bước đầu hoàn thiện một sản phẩm. Theo đó, bạn tiến hành ghép vào 0,5 cm mép vải ở cổ áo tạo áo cổ tròn đơn giản. Gấp tương tự như vậy để may phần tay  áo. Sau khi kết thúc công đoạn này xem như bạn đã hoàn thành được ½ quy trình may áo thun cổ tròn.

Bước 3: Lên lai và may hoàn thiện áo

Cuối cùng của quy trình này là lên vai và map hoàn thiện áo. Ở phần thân áo, bạn gấp mép vải lên để may một đường gấp gọi là lai áo để tạo form áo. Để đảm bảo cho quy trình hoàn thiện chiếc áo tốt nhất, hay đảm bảo từng đường kim mũi chỉ của bạn thật thẳng và chắc chắn. Hãy là sơ qua để chiếc áo trông vào nếp và đẹp hơn. 

>>>Xem thêm: Đặt áo thun đồng phục giá rẻ tại TPHCM

Kết luận

Hy vọng quy trình may áo đồng phục (áo thun cổ tròn) chi tiết trên được ÁO THUN SÀI GÒN cung cấp sẽ giúp bạn có thể tự tay may ra một chiếc áo thun đẹp nhất cho mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì đừng ngần ngại liên hệ với ÁO THUN SÀI GÒN để được tư vấn tận tình nhất.

5/5 - (1 vote)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Thông Tin Khác