Vải CVC là gì? So sánh vải CVC & TC

Vải CVC là gì? Tại sao nói vải CVC là chất liệu vải may đồng phục dẫn đầu thị trường hiện nay? CVC là loại vải phổ biến và được ưa chuộng bởi đặc tính thẩm mỹ cao, mang đến sự thoải mái, dễ chịu và có giá thành phải chăng. Vậy cải CVC thực chất là gì? Cùng Áo Thun Sài Gòn tìm hiểu về chất liệu vải này ngay trong bài viết sau. 

Có thể bạn quan tâm: Danh sách 40+ Vải may đồng phục chất lượng

Vải CVC (Chief Value Cotton) là chất liệu vải được pha trộn giữa hai thành phần là Cotton và Polyester, trong đó hàm lượng Cotton bằng hoặc vượt quá 50%. Như vậy, vải CVC là vải có hàm lượng sợi cotton cao hơn sợi tổng hợp Polyester và ngược lại hàm lượng sợi cotton thấp hơn Polyester sẽ gọi là vải TC. Tuy nhiên, hiện nay tỉ lệ cotton 55/45 vẫn được gọi là sợi TC.

Vải CVC là gì?

Vải CVC được sản xuất nhằm làm giảm chi phí xuất nhập khẩu, đồng thời còn là dòng vải tốt nhất để thay thế cho chất liệu áo phong 3 lớp gồm Cotton, Polyester và Modal.

Chất liệu CVC có đặc tính thoáng mát, mềm mại và có độ bền cao. Vải có sẵn nhiều màu sắc hợp thời trang từ cổ điển đến hiện đại. Trong đó, đồng phục áo thun CVC là sản phẩm tuyệt vời trong tủ quần áo của bạn.

Đặc điểm của vải cotton CVC

  • Kết cấu vải CVC: Vì được làm từ hỗ trợ Polyester và Cotton nên kết cấu của vải CVC thay vì mềm mại như Combed nó lại trơn hơn. Tuy nhiên, CVC cotton vẫn thấm hút mồ hôi tốt và tạo cảm giác mát mẻ khi mặc.
  • Giá thành: So với các loại vải may đồng phục khác, vải CVC có giá cả phải chăng hơn. Để in áo phông, may áo thun, áo polo đồng phục thì CVC là chất liệu được chọn nhiều nhất vì trẻ con và vì Combed.
  • Màu sắc: Màu sắc CVC rất đa dạng và có xu hướng trung tính, nên dễ dàng kết hợp với nhiều trang phục khác nhau, chẳng hạn như áo polo, áo sơ mi. 

Ưu - nhược điểm của vải CVC

Ưu điểm vải CVC

Mặc dù vải Cotton được ưa chuộng hơn về mặt thoải mái, nhưng các nhà sản xuất thường kết hợp Polyester với Cotton bởi chúng mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Vải có độ bền cao: Bản thân cotton rất mềm và dễ biến dạng cũng như dễ co lại hơn. Bằng cách kết hợp này, quần áo sẽ trở nên bền bỉ, ít bị rách, ít bị biến dạng và co rút hơn. Đây cũng là lý do giải thích vì sao quần áo đồng phục doanh nghiệp, đồng phục nhóm, đồng phục học sinh được làm nhiều bằng vải CVC.
  • Chi phí sản xuất thấp: Thực tế, Cotton là một vải vải từ tự nhiên, có giá thành sản xuất đắc hơn so với sợi tổng hợp hoặc nhân tạo Polyester. Do đó, bằng cách kết hợp này các tấm vải tạo sẽ sẽ có chi phí thấp hơn cho nhà sản xuất. Do vải CVC rẻ hơn bởi hàm lượng Polyester thấp hơn nên nhiều người thường gọi CVC là “vải cotton cho người nghèo”.
  • Dễ làm sạch: Vải CVC có đường dệt khít. Kiểu dệt dễ làm sạch và bền màu tốt. Vải có thể giặt máy, chống co ngót và độ bền đáng kể so với các dòng vải cotton nguyên chất. Vải CVC tương tự như Cotton Tetron TC – Một loại vải pha trộn khác, Tetron bền màu, không nhăn, không bị bóng sờn khi sử dụng.
  • Khả năng hút ẩm tốt: Vải CVC giảm nhiệt và thấm hút tốt nhờ sự kết hợp sợi Cotton, mang đến cảm giác mát mẻ, thoải mái và thông thoáng cho người mặc.
  • Bề mặt vải mềm mịn: Với hơn 50% hàm lượng Cotton có trong vải nên CVC mang đến cảm giác mềm mại, mịn màng tựa như bông.
  •  Chóng co rút hoàn hảo: Thừa hưởng những tính năng chống co rút từ sợi Polyester nên chất liệu CVC ít nhăn và không bị co rút như những loại vải khác.
  • Độ bền màu cao: Vải CVC thường được nhuộm bằng sản phẩm thuốc nhuộm hoạt tính, thân thiện với môi trường và an toàn cho da. Đồng thời thời trang được làm từ vải CVC khó bạc màu, độ bền màu cao trong môi trường nhiệt độ cao, thời tiết và điều kiện khắc nghiệt vẫn sử dụng được lâu dài.
  • Đa dạng hoa văn: Vải CVC dễ dệt, dễ in ấn, tạo nên các thành phẩm hoa văn như họa tiết kẻ caro, kẻ dọc, kẻ ngang, in hoa hay hoạt tiết hình phong phú.
  • Chống bụi bẩn, nấm mốc, kháng khuẩn, kháng virus: Sợi Polyester có khả năng chống sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn gây hại.

Nhược điểm vải CVC

  • Khó ủi: Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời, CVC còn tồn tại một số ưu điểm, trong đó nổi bậc nhất chính là khó ủi. Khi cả sau khi ủi, vải vẫn còn xuất hiện các nếp nhăn.
  • Bề mặt vải xù lông nhẹ: Do thành phần chứa 65% sợi Cotton nên vải CVC dễ bị xù lông nhẹ sau một thời gian sử dụng, gây mất thẩm mỹ.
  • Bề mặt vải có lỗ nhỏ: Vải CVC được dệt với bền mặt thấp nên bề mặt vải dễ xuất hiện những nhỏ nhỏ.
  • Lâu khô: Trọng lượng vải CVC nặng hơn các chất liệu vải khác, gây khó khăn trong việc làm sạch, giặt giũ và lâu khô hơn thun lạnh hoặc thun mè.

Phân loại vải CVC

Hiện nay trên thị trường có 2 loại vải CVC, chúng được phân loại chủ yếu dựa vào hàm lượng Cotton và Polyester có trong vải.

  • Vải CVC 60/40: Là chất liệu vải có hàm lượng Cotton chiếm 60% và Polyester chiếm 40%. Kiểu dệt để tạo ra vải CVC 60/40 là kiểu dệt chéo 2/1, chéo 2/2 hoặc dệt vân điểm. Mật độ sợi dệt khảng nhau khoảng từ 26-98 sợi cho chiều ngang và 40-145 sợi cho chiều dọc
  • Vải CVC 65/35: Là chất liệu vải có hàm lượng Cotton tự nhiên chiếm 65% và sợi Polyester chiếm 35%, vải có tính năng gần giống vải Cotton 100%. Vì vậy mà chất liệu vải là lựa chọn lý tưởng để thay thế cho Cotton 100%.
  • Vải CVC 2 chiều: Là vải CVC có khả năng co giãn tốt theo chiều ngang của vải, được ứng dụng phổ biến trong đồng phục công sở hoặc trong những lĩnh vực ít vận động, di chuyển.
  • Vải CVC 4 chiều: Là chất liệu vải CVC có khả năng co giãn tốt theo chiều ngang và dọc của vải, được ứng dụng nhiều trong các môi trường làm việc di chuyển, vận động nhiều. Được sử dụng làm đồng phục sự kiện, quảng cáo, teambuilding…

So sánh Cotton 65/35 (CVC) vs Cotton 35/65 (Tixi)

Vải Cotton 65/35 (CVC) có nghĩa là hàm lượng cotton đạt 65%, thành phần Polyester là 40%.  Cotton 35/65 (Tixi) thì ngược lại, hàm lượng cotton là 35% và Polyester là 65%. Thông thường, các thành phần có trong vải thường được ghi là Cotton Polyester hoặc Polyester Cotton, thứ tự sẽ thay đổi chúng sẽ trở thành 2 loại vải khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh Cotton 65/35 (CVC) vs Cotton 35/65 (Tixi) mà bạn có thể tham khảo.

ĐẶC ĐIỂMVẢI COTTON 65/35 (CVC)VẢI COTTON 35/65 (TIXI, TC)
Thành phầnSợi Cotton: 50-65%, Sợi Polyester: 35-40%Sợi Cotton: 35%, Sợi Polyester: 65%
Tính chất sợi vảiMềm, mang đến cảm giác giải thoải mái, dễ chịu cho người dùngSợi vải cứng, thô và mang đến cảm giác bí bách cho người dùng
Khả năng thắm hútThấm hút ưu việt do hàm lượng Cotton cao, nhanh thấmKhả năng thấm hút kém
Độ xù lôngDo thành phần sợi bông cao nên dễ bị xù lông, có lớp lông tơ mịnBề mặt vải láng bóng, không bị xù lông
Độ nhănÍt nhăn, hạn chế giặt bằng máyKhông nhăn, bề mặt nhẵn bóng dù giặt bằng máy
Độ bềnDo thành phần Cotton cao, nên vải dễ bị mục, kém bền với nhiệt độ cao, ánh sáng mạnhVải bền, khó bị mục kể cả trong môi trường axit, chất tẩy
Vệ sinh và bảo quảnKhó bảo quản và chậm khô do vải hút nước mạnhDễ giặt, nhanh khô, độ thấm hút kém
Ứng dụngChất liệu may đồng phục, thời trang cao cấpChất liệu vải may đồng phục thường dùng
Giá thànhGiá cao do có hàm lượng Cotton caoGiá thành rẻ hơn vải CVC

Những câu hỏi thường gặp

CVC là từ viết tắt của Chief Value Cotton, có thành phần pha trộn Cotton và Polyester, trong đó Cotton là chất liệu chiếm trên 50%. Vải CVC thường có hoa văn kẻ caro, in hoa, kẻ ngang kẻ dọc và các hoạt tiết hoạt hình phong phú.

Vải CVC là sự tuyệt vời cho các kỹ thuật in ấn như in lụa, in pet, in chuyển nhiệt, thêu… Tuy nhiên, không nên dùng công nghệ thăng hoa mực in cho vải CVC vì thành thành Polyester không đủ cao để tạo ra các hình in sống động. 

Chắc chắn là có thể, mặc dù áo polo được làm từ vải CVC phổ biến hơn nhiều so với áo nỉ. Tuy nhiên trên thị trường vẫn có một số áo hoodie, áo cổ tròn có note CVC trong mô tả sản phẩm. 

Thực tế, chất liệu Cotton được ca ngợi vì độ thoáng mát, thoải mái và dễ in ấn. Khi kết hợp sợi Polyester vào hỗn hợp, bạn sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời như cả năng hút ẩm ưu việt, vải không bị co rút, ít nhăn và ít phai màu sau khi sử dụng.

Giá thành vải CVC còn tùy thuộc vào hàm lượng Cotton có trong vải cũng như sự chênh lệch giá từ các đơn vị bán. Hiện tại, giá vải CVC khổ 1m68-1m8 có trọng lượng từ 2m7-3m có giá dao động từ 90.000-130.000/kg, trong đó:

  • Giá vải CVC màu lượt khoảng 150.000 – 168.000/kg
  • Giá vải CVC màu trung khoảng 175.000 – 185.000/kg
  • Giá vải CVC màu đậm khoảng 185.000 – 190.000/kg

Kết luận

Như vậy, thông qua bài viết đã giúp các bạn hiểu được vải CVC là gì rồi phải không. Đây là một trong những chất liệu vải thoải mái, không dễ biến dạng, đồng thời lại có giá phải chăng. Đâu là sự lựa chọn tốt để doanh nghiệp chọn may áo thun đồng phục, đồng phục sơ mi hay quần áo công sở. Liên hệ ngay đến hotline: 0938.981.248 để được Áo Thun Sài Gòn tư vấn chất liệu vải may tốt nhất các bạn nhé!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông Tin Khác