Vải dệt kim là gì? Phân loại & ưu, nhược điểm

Vải dệt kim là gì? Đó là chất liệu vải được sử dụng khá phổ biến trong ngành thời trang may mặc. Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ  về vải dệt kim và bản chất của nó như thế nào. Vải dệt kim là một trong những loại vải dệt được ưu chuộng, vậy loại vải này có ưu và nhược điểm gì, đọc bài này để hiểu thêm nhé.

Tìm hiểu về: Top 30+ loại vải đồng phục bền đẹp nhất

Vải dệt kim là loại vải được dệt bằng cách móc các vòng sợi đan xen với nhau. Vải được máy dệt kim dệt một cách có quy luật theo chiều ngang để tạo các hàng vòng được móc nối riêng rẻ với chiều đọc tạo ra loại vải có cấu trúc tương đối bền tốt.

vải dệt kim là gì

Nguồn gốc

Vải dệt kim xuất hiện từ lâu đời, những dấu vết của vải dệt kim xuất hiện từ Ai Cập vào những năm của thế kỷ XI. Người Ai Cập hay người Roman từ xưa đã có những món đồ như mũ, khăn, khố có cách làm như vải dệt kim. Sau một khoảng thời gian dài, vải dệt kim được lan rộng sang các nước Trung Đông, Địa Trung Hải và đến các nước phương Tây.

Tra cứu: Màu Vải May Đồng phục

Máy dệt kim

vải dệt kim là gì
máy dệt kim tròn
Máy dệt kim là thiết bị dùng để may các loại vải dệt kim trên thị trường. Có hai loại máy dệt kim phổ biến là: Máy dệt kim ngang và máy dệt kim đan dọc. Máy dệt kim đan ngang thì các sợi sẽ lần lượt được móc vào kim sau đó mới tiến hàng đan. Còn với máy dệt kim đan dọc, các sợi sẽ được đặt vào từng kim tạo thành vòng trong sau đó mới tiến hành đan.

Cấu tạo máy dệt kim

Máy dệt kim là thiết bị dùng để may các loại vải dệt kim trên thị trường. Có hai loại máy dệt kim phổ biến là: Máy dệt kim ngang và máy dệt kim đan dọc. Máy dệt kim đan ngang thì các sợi sẽ lần lượt được móc vào kim sau đó mới tiến hàng đan. Còn với máy dệt kim đan dọc, các sợi sẽ được đặt vào từng kim tạo thành vòng trong sau đó mới tiến hành đan.

Cấu tạo vải dệt kim

Hình ảnh vải dệt kim

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc vải dệt kim là gì thì những hình ảnh cụ thể sau sẽ giúp các bạn có cái nhìn chân thật hơn.

Ưu nhược điểm của vải dệt kim

Vải dệt kim có rất nhiều ưu điểm và tính năng, phù hợp với nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Song vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhỏ.

Ưu điểm của vải dệt kim

Chất liệu vải có độ có phồng và khoáng mát khá đặc trưng. Bề mặt vải mềm mịn và tạo cảm giác dễ chịu khi mang. Khả năng giữ nhiệt cực kỳ tốt. Vải ít bị nhăn hay nhàu nát, dễ dàng trong khâu vệ sinh, bảo quản. Vải dệt kim khi may không gây bó sát vào cơ thể người mặc, phù hợp cho nhiều dáng người khác nhau. 

Nhược điểm của vải dệt kim

 Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, vải dệt kim còn có những nhược điểm. Chẳng hạn như dễ bị sờn và sút chỉ khi va đập hay bị vấp phải vào đâu đó. Sau một thời gian dài sử dụng, vải bị biến dạng,  xoăn méo gây mất thẩm mỹ cho bộ trang phục.

Các loại vải dệt kim phổ biến nhất hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng vải dệt kim, mỗi chất liệu đều có những đặc điểm khác nhau. được ứng dụng trong từng lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số loại vải dệt kim phổ biến và được ưa chuộng sử dụng nhiều.

Vải dệt kim phẳng hoặc Jersey

Đặc điểm của vải này là các đường dọc phẳng, bạn sẽ dễ dàng nhận ra được các đường gân ở mặt sau khi nhìn vào mặt mặt trước. Vải dệt kim phẳng có giá thành rẻ, đáp ứng được nhiều lĩnh vực khác nhau, phổ biến nhất là may áo thun đồng phục, in áo phông . Nhược điểm lớn nhất chính là chạy sợi nếu bị đứt.

Vải dệt kim phẳng hoặc Jersey

Vải dệt kim tuyến

Thoạt nhìn, cả hai mặt vải dệt kim tuyến là giống nhau. Nhiều mẫu quần áo hấp dẫn có thể sử dụng đường khâu kim tuyến. Do đó mà vải được sản xuất áo len cồng kềnh.

Vải dệt kim

Vải dệt hoa mai

Là chất liệu vải được làm từ nguyên liệu sợi Filament chất lượng cao và có đường kính đồng đều. Những đặc tính này giúp sợi sử dụng phù hợp với máy dệt kim ba lỗ có tốc độ cao.

Vải dệt kim

Vải dệt kim đôi

Vải Double Knits hay vải dệt kim sợi ngang có chất liệu hai bộ giường kim, vải có cấu trúc nhỏ gonjfh, ổn định, không bị rách hay cong ở mép. 

Vải dệt kim kim đôi

Vải dệt kim mảnh

Hay còn gọi là vải Jersey, vải có các sợi cọc dày và dài hơn trên bề mặt. Ngoài ra, mặt vải còn được in hình động vật, do má mà nó thường sử dụng làm giả vải lông thú.

Vải dệt kim

Vải dệt kim thớ ngang

  • Interlock: Bề mặt vải được trải đều nhau và không có mặt trái. Các cột vòng của vải vừa khít và chồng lên nhau giúp che lấp những cột vòng của lớp vải còn lại. Vải dệt kim interlock có bề mặt đẹp, bóng mịn, không bị quăn mép. Tuy nhiên, vải có độ co giản cao.
vải dệt kim
  • Single Jersey: Bạn dễ dàng nhận thấy ngay sự khác biệt giữa hai mặt vải, mặt phải sẽ có các vòng trụ và mặt trái là vòng hàng. Vải có độ co giãn tốt, không quá dày nhưng dễ bị quăn mép khi dùng.
vải dệt kim
  • Rib: Cấu tạo của vải Rib khá độc đáo, các cột vòng trái sẽ nằm xen kẽ với các cột vòng phải tạo thành những mặt phẳng song song nhau. Vải có độ dày cao, độ đàn hồi tốt và không bị quăn phần mép của vải.
vải dệt kim

Vải dệt kim thớ dọc:

  • Tricot: Sẽ có một hệ thống gân ngang và dọc ở mặt trước vải, chúng liên kế với nhau tạo sự mềm mại và độ đàn hồi cao cho vải. Một số vải thớ dọc như Ticoto, Rasche, Lachelle, Simplex…
vải dệt kim
  • Raschel: Vải có cấu tạo khá phức tạp với các hệ thống mắt lưới độc đóa. Hai mặt vải đều không có quá nhiều sự khác biệt. Vải có sự thông thoáng tót, nhưng không co giãn nên chỉ sử dụng để làm lớp lót hoặc các vật thông gió.
vải dệt kim
  • Milan: Vải sở hữu cấu tạo sườn gân đường chéo ở cả hai mặt vải, milan có trọng lượng nhẹ, mềm mịn, lên form chuẩn, độ bền và ổn định cao hơn các loại vải dệt kim khác.
vải dệt kim

Ứng dụng của vải dệt kim trong may mặc

Bên cạnh các chất liệu vải từ cotton, lụa, hay polyester,… vải dệt kim cũng là một trong những sự lựa chọn ưu ái của nhiều khách hàng. Được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang may mặc

  • Dùng để may váy đầm, áo thun đồng phục, áo khoác… bởi ưu điểm mỏng nhẹ, thoáng mát mà chất liệu vải mang lại. 
  • Sử dụng để may quần hoặc là áo khoác dày, áo Jacket, túi xách, balo… bằng vải dệt kim đôi để tạo sự chắc chắn nhất định. 
  • Sử dụng trong lĩnh vực nội thất như may rèm cửa, chăn gối, khăn,…

Đặc điểm nhận dạng vải dệt kim

Người ta nhận biết vải dệt kim thông qua hai cách sau đây:

  • Cách kéo căng vải: Vải dệt kim khi kéo giãn ra theo chiều ngang thì sẽ giãn ra đáng kể. Còn khi kéo về phái chiều dọc chỉ có thể kéo được một độ dài nhất định.
  • Khả năng chống nhăn của vải: Khi nắm chặt vải trong tay và buông ra, vải dệt kim sẽ được làm phẳng sau một vài giây.

Cách giặt và bảo quản vải dệt kim

Vải dệt kim

Sau đây Áo Thun Sài Gòn sẽ chia sẻ những tips bảo quản, giặt giũ vải dệt kim đúng cách. Để giúp các sản phẩm làm từ vải dệt kim bền bỉ và sử dụng lâu dài hơn. 

  • Sản phẩm dệt kim kị nhiệt độ lớn hơn 30 độ C để bảo đảm sản phẩm không bị phai màu và giảm tuổi thọ.
  • Khi giặt không được dùng sử dụng bàn chải chà sát như các loại vải khác. Nên giặt tay theo chiều ngang để không gây giãn vải và xù lông. 
  • Khi phơi chỉ nền dùng các que ngắc để móc áo tránh bị giãn vải. Nên phơi ở những nơi thoáng khí, thoáng gió để vải khô theo cách tự nhiên.
  • Khi là ủi quần áo, nên là theo chiều dọc cửa sớ vải. Vì nếu là theo chiều ngang vải sẽ nhanh bị thưa và dễ rách. 

Để giữ gìn sản phẩm dệt kim bền bỉ và khó phai màu, hãy ghi nhớ những tips mà chúng tôi gợi ý cho các bạn nhé!

Những câu hỏi thường gặp

Hoàn toàn được, Áo Thun Sài Gòn luôn tạo điều kiện giúp khách hàng có thể tiếp xúc trực tiếp cũng như cảm nhận chính xác về mẫu vải mà mình sắp đặt may đồng phục.

Áo Thun Sài Gòn sẵn sàng vận chuyển miễn phí vải mẫu đến tận tay nếu khách hàng ở xa trong trường hợp khách hàng đồng ý đặt may đồng phục. Ngược lại khách không còn nhu cầu thì phí vận chuyển vải mẫu trở lại sẽ do khách hàng chịu.

Ngoài sử dụng vải dệt kim để may in đồng phục, thì Áo Thun Sài Gòn còn cung cấp đa dạng các chất liệu vải khác, với giá cả từ trung bình đến cao cấp để khách hàng có thể lựa chọn để may đồng phục. Một số chất liệu vải thường được dùng để may đồng phục tại xưởng may chúng tôi như: Cotton, cá sấu, polyester, thun lạnh, thun mè, kaki,….

Việc sử dụng vải dệt kim để may áo thun đồng phục nhân viên là một sự lựa chọn khá phù hợp. Bởi những tính chất và ưu điểm riêng biệt mà không chất liệu vải nào có được sẽ giúp người mặc cảm nhận được sự thoải mái trong suốt quá trình làm việc.  Bên cạnh đó còn có thể sử dụng vải dệt kim đôi để giúp cho chiếc áo thun đồng phục của bạn trở nên dày dặn và chắc chắn hơn. 

Lời kết

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Áo Thun Sài Gòn về chất liệu vải dệt kim. Giúp các bạn trả lời được câu hỏi vải dệt kim là gì cũng như phần nào hiểu hơn về những tính chất đặc trưng và ứng dụng của vải kim ra sao. Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết khác, hãy theo dõi website aothunsaigon.vn của chúng tôi đã được nhận thông báo thêm nhiều bài viết khác nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông Tin Khác