Vải Kaki là gì? Vải Kaki có những đặc điểm nổi bật gì? Và tại sao nó lại được xem là một trong số những chất liệu may đồng phục được ưa chuộng nhất? Để giải đáp hết những thắc mắc trên, sau đây, cùng Áo Thun Sài Gòn tiếp tục chuỗi series về một số loại vải may đồng phục. Những thông tin về vải Kaki sẽ được chia sẻ để quý khách hàng hiểu rõ hơn về chúng.
Xem thêm: Danh sách 99+ Loại vải đồng phục tốt nhất hiện nay
Nội dung Chi Tiết
ToggleVải Kaki là gì?
Vải Kaki là chất liệu vải được dệt từ 100% sợi cotton hoặc từ pha trộn từ các sợi cotton và các sợi tổng hợp khác. Vải Kaki được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất thời trang và in áo đồng phục bởi chúng mang đến cảm giác mát mẻ, thông thoáng và dễ chịu cho người sử dụng… Bề mặt vải kaki tương đối dày nhà cứng, nhưng nhìn chung có độ bền cao, độ co giãn và chống nhăn tốt.
Ngày nay, các nhà sản xuất vải thường kết hợp chất liệu kaki và một số những chất liệu khác nhằm cải thiện những yếu điểm và sự tạo đa dạng cho chất liệu vải kaki. Có nhiều loại vải để may quần áo nhưng không phải loại vải nào cũng phù hợp với mọi lứa tuổi. Vải kaki ra đời để khắc phục những hạn chế đó. Đây là loại vải phù hợp với mọi đối tượng, mọi hoàn cảnh và mọi môi trường nên được sử dụng khá phổ biến.
Vải Kaki cùng với vải Cotton là 2 loại vải rất được ưu chuộng hiện nay. Đều mang đến sự dễ chịu, sang trọng cho người mặc.
Tìm hiểu: Bảng màu vải thun lạnh
Nguồn gốc vải Kaki
Loại vải đặc biệt này ra đời ở Ấn Độ vào giữa thế kỷ XIX. Vốn dĩ vải kaki được dùng để may quần áo quân đội vì đặc tính tương đối nhẹ, phù hợp khi đi đánh trận hay hành quân. Đồng thời loại vải này có màu nâu nên rất dễ ngụy trang mà không sợ bị phát hiện.
Sau khi chiến tranh kết thúc, vải Kaki được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi. Từ đó, loại vải này ngày càng khẳng định vị thế của mình trong ngành may mặc. Thông thường vải kaki được làm từ sợi cotton. Tuy nhiên, vẫn có một số loại vải kaki sử dụng sợi vải tổng hợp kết hợp với sợi cotton.
Cách nhận biết vải Kaki
Việc nhận biết các chất liệu vải kaki với người trong nghề là vô cùng đơn giản. Chỉ cần sờ, nhìn hoặc ngửi mùi cũng có thể đưa ra phán đoán chính xác. Nếu bạn không có kinh nghiệm thì những mẹo vắt sau đây sẽ giúp bạn phân biết một cách chính xác nhất.
- Đầu tiên là phân biệt vải Kaki thun và Kaki không thun: Bạn có thể phân biệt hai loại vải này dựa vào độ dày của vải. Vải Kaki thun sẽ có độ mềm và mỏng hơn nhiều so với Kaki không thun. Vải kaki không thun: thường được dùng để may quần cho nam , mang lại vẻ lịch sự sang trọng khi phối đi kèm với chiếc áo sơ mi. Vải kaki thun: Chất liệu vải Kaki thun có bề mặt vải dày nhưng vẫn đảm bảo tạo được sự thoải mái cho người mặc. Giống như tên gọi của mình, vải kaki thun có độ co giãn khá tốt, phù hợp với sự năng động và những chiếc quần bó sát.
- Phân biệt vải Kaki Cotton và Kaki Polyester: Để nhận biết hai loại vải này cần phải sử dụng phương pháp đốt cháy. Khi đốt cháy, Vải Kaki Cotton sẽ cháy rất nhanh trên ngọn lửa vàng và để lại tro. Còn nếu vải không bén lửa và để lại mùi ngựa thì đó chính là vải Kaki Polyester. Bạn có thể sờ và cảm nhận các bề mặt vải, nếu tạo ra tiếng thì đó chính là vải Kaki Polyester, còn nếu sờ càng mềm tay thì đó chính là vải Kaki Cotton.
- Phân biệt vải Kaki chéo 2/1 và Kaki chéo 3/1: Vải Kaki chéo 2/1 có đường chéo trên bề mặt vải nhỏ hơn so với đường chéo mặt vải ⅔. Khi cần lên tay, vải ⅔ có chất vải dày hơn so với loại 2/1. Thêm vào đó còn có thể phân biệt thông qua các tách sợi vải và xem cấu trúc. Nếu là vải kaki chéo 2/1 sẽ thấy 1 sợi bên trên, 2 sợi nằm dưới và vải kaki 2723 sẽ thấy 1 sợi trên, 3 sợi bên dưới.–
Đặc điểm vải Kaki
Là loại vải rất được ưa chuộng trong làm đồng phục hiên nay, vải Kaki có rất nhiều đặc tính nổi bật.
Ưu điểm vải Kaki
Đặc tính bền, chắc là những ưu điểm nổi bật của vải kaki, được người tiêu dùng đánh giá rất cao trên thị trường hiện nay. Quá trình dệt và kéo sợi giúp kết cấu vải kaki trở nên chắc chắn và ít bị nhăn trong quá trình sử dụng. Vải kaki nhìn chung tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu cho người sử dụng nhờ có khả năng thoáng khí và thấm hút tốt. Màu sắc ngày càng đa phong phú nhờ có thêm một số chất tổng hợp tạo màu và giữ màu bền theo thời gian.
Nhược điểm vải Kaki
Vải kaki vẫn tồn tại một số những nhược điểm, chẳng hạn như không thể sản xuất các mẫu thiết kế phức tạp, cầu kỳ. Bởi có chất vải cứng và độ co giãn kém nên chỉ phù hợp may những trang phục đơn giản . Bên cạnh đó, vải kaki được làm từ các sợi cotton, nên có giá thành khá cao.
Phân loại vải Kaki
Về phân loại, vải Kaki hiện tại có 4 loại bao gồm vải Kaki thun, vải Kaki không thun, vải Kaki Polyester và vải Kaki Cotton.
Vải Kaki thun: Loại vải này tương đối dày, thấm hút mồ hôi nên thoáng mát, co giãn tốt. Đặc biệt tôn dáng và phong cách của người mặc. Bạn có thể sử dụng vải Kaki thun để may quần, áo hoặc váy. Với khả năng ôm body sẽ tôn lên vóc dáng và thu hút mọi ánh nhìn cho các bạn gái. Kaki thun ít nhăn, dễ giặt ủi và giữ màu bền đẹp theo thời gian.
- Vải Kaki không thun: Kaki không thun thường được các bạn nam ưa chuộng hơn. Loại vải này có độ cứng cao hơn, ít co giãn hơn Kaki thun, có độ bền cao khi may thường xếp ly. Nam giới ưu tiên chọn loại vải này để may chỉ để tôn lên vẻ sang trọng lịch lãm và trẻ trung cho phái mạnh.
- Vải Kaki Polyester: Chất liệu vải Kaki Polyester có độ co giãn và khả năng chống thấm hút cực kỳ kém. Thường được sử dụng để may tạp dề, balo, mũ nón, lều …
- Vải Kaki Cotton:Vải Kaki Cotton thừa hướng tất cả những ưu điểm đặc trưng của vải Cotton. Vải Kaki Cotton mang trong mình những đặc điểm nổi bật như tạo được sự thoáng mát, có độ bám nhất định, và tôn vóc dáng người mặc. Phù hợp mang cho cả thời tiết mùa đông và mùa hè.
- Vải Kaki lụa: Là sự kết hợp của vải Kaki và vải lụa, mang đến cảm giác mỏng nhẹ, chất vải thoáng mát và co giãn tốt. Chất liệu Kaki lụa khắc chế được đặc tính thô chứng của vải Kaki. Vải Kaki lụa thường được ứng dụng để may các thiết kế áo thun đồng phục, chân váy, đầm,…
- Kaki Pangrim: Vải Kaki Pangrim là loại cái bắt nguồn từ Hàn Quốc, cấu thành từ sợi thiên nhiên và các sợi tổng hợp như nylon, rayon,… Chất liệu mang lại nhiều những ưu điểm nổi trội như: Bền, không nhăn, thấm hút mồ hôi, khả năng tránh bụi, dễ dàng trong quá trình giặt giũ vệ sinh,… Do đó, vải Kaki Pangrim được mọi người ưu ái lựa chọn rất nhiều.
- Kaki bố: Hay còn có tên gọi khác và vải Canvas. Chất liệu vải Kaki bố có độ dày và bến rất tốt.
- Kaki gân: Được dệt với loại máy 2 dàn và có độ co giãn tốt. Thường sử dụng để may phần viên hay bo tay áo.
- Kaki trơn: Giống như tên gọi vải Kaki trơn có bề mặt trơn mát. Dễ dàng nhuộm màu nên có màu sắc đa dạng nên thường được dùng để may các sản phẩm áo quần, thời trang.
Ứng dụng vải Kaki
Vải kaki có vai trò vô cùng quan trọng trong ngành may mặc:
Kaki để may quần áo
Như đã nói ở phần ưu điểm của vải Kaki, Kaki có hai loại vải chính và có những ưu điểm riêng nên phù hợp với nhiều kiểu dáng, mẫu mã, lứa tuổi đặt may khác nhau cho cả nam và nữ. Dù bạn là nam hay nữ thì đều có thể sử dụng vải Kaki để may những chiếc áo hay chiếc quần mang phong cách và cá tính riêng của mình. Do đó mà nhiều người thường nhận định vải Kaki không khó tính trong việc lựa chọn là vì thế. Áo khoác kaki luôn được lòng các bạn trẻ, đặc biệt là các cô gái. Vải Kaki còn được dùng để may quần áo bảo hộ, may đồng phục quần áo trẻ em. Với sự thoáng mát, không gây kích ứng da luôn cho các sĩ tử thoải mái học tập, vui chơi.
Kaki phụ kiện may
Với màu sắc và kiểu dáng đa dạng, vải Kaki bền đẹp còn có thể dùng làm các phụ kiện đồng phục như balo, túi xách.
Giá thị trường của vải Kaki
Tùy theo chất liệu vải Kaki mà bạn chọn sẽ có những mức giá khác nhau. Dưới đây là bảng giá thị trường của vải Kaki, quý khách hàng và quý bạn đọc có thể tham khảo:
- Kaki Polyester: 60.000đ – 125.000đ/ m.
- Kaki lụa: 110.000đ – 200.000đ/ m.
- Kaki thun: 60.000đ – 110.000đ/ m.
- Kaki Cotton: 60.000đ – 150.000đ/ m.
Những câu hỏi thường gặp
Vải Kaki được dệt nên từ các sợi cotton nên có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, mang lại cảm giác thoáng mát khi mặc nên sẽ không gây nóng bức khó chịu cho người mang.
Vải Kaki mang lại rất nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng vẫn có nhược điểm của như dễ phai màu. Nhất là với các loại vải có màu đậm: Đen, đỏ, xanh đậm… Vì thế khi giặt giũ hay sử dụng cần phải hạn chế dùng ở nhiệt độ cao.
Áo Thun Sài Gòn sẽ gợi ý cho các bạn một số lưu ý khi sử dụng vải Kaki nhé:
- Hạn chế sử dụng máy giặt để các sản phẩm làm từ vải kaki bị hỏng cấu trúc vải.
- Trước khi giặt nên lộn quần áo sang mặt trái để tránh bay màu và làm bạc vải.
- Sử dụng chất tẩy rửa, bột giặt có tính tẩy nhẹ.
- Khi phơi nên phơi các sản phẩm từ chất liệu vải Kaki ở nơi thoáng mát có gió, tránh ánh mặt trời.
- Cất giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Lời kết
Bài viết đã giúp các bạn biết thêm những thông tin mới lạ về chất liệu vải kaki. Cũng như biết được những ưu điểm, nhược điểm và sự ứng dụng của vải Kaki trong đời sống. Áo Thun Sài Gòn chúng tôi mong rằng thông qua bài viết trên sẽ giúp bạn lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với những tiêu chí mà bản thân hay gia đình đang tìm kiếm.
Xin chào và cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết. Tôi có hơn 5 năm viết nội dung chất lượng về lĩnh vực đồng phục, các đề tài tôi sẽ viết để gửi đến các bạn liên quan đến thời trang quần áo, sản xuất đồng phục, mix&match, vải vóc, size số, kinh nghiệm & kiến thức thời trang đồng phục,…
Đặc biệt là hành trình viết lách chinh chiến của tôi đã có hơn 2000 bài viết trong vòng 1 năm qua. Tất cả là những điều mà tôi cảm thấy có ích và mang đến giá trị cho người dùng. Sự sáng tạo & lan tỏa là động lực mạnh mẽ mang tôi tới với nghề Viết. Và hy vọng qua những bài viết của tôi, bạn tìm thấy thêm những điều có ích trong lĩnh vực thời trang đồng phục nói riêng và cuộc sống nói nói chung.