Vải kháng khuẩn là gì? Vải có kháng được khuẩn không?

Vải kháng khuẩn là gì? Tại sao vải kháng khuẩn quan trọng trong lĩnh vực y tế và may đồng phục? Nếu thị trường may mặc có rất nhiều chất liệu vải đa dạng khác nhau nhưng chất vải có thể kháng khuẩn, kháng bụi tốt nhất chỉ có vải kháng khuẩn. Hãy cùng Áo Thun Sài Gòn tìm hiểu về chất vải kháng khuẩn cùng những ưu điểm vượt trội mà dòng vải này mang đến cho đời sống nói chung và lĩnh vực y tế nói riêng. 

Bài viết cùng chủ đề: Khám Phá 27 Loại Vải May Đồng Phục Bền bỉ 

Vải kháng khuẩn là gì

Vải kháng khuẩn là một chất liệu vải quan trọng nhất trong ngành sản xuất khẩu trang y tế, do đó mà chúng còn có những những cái tên như vải lọc khuẩn, vải lọc y tế, vải lọc khẩu trang y tế. Trong tiếng anh, vải kháng khuẩn còn được gọi bằng meltblown fabric, meltblown nonwoven fabric, meltblown nonwoven.

Nếu để ý bạn sẽ thấy được lớp vải kháng khuẩn xuất hiện ở giữa khẩu trang y tế, chúng có tác dụng ngăn ngừa khói bụi, khí thải với tác dụng lọc khuẩn tối đa lên đến 99,9 %. Ngoài ra, vải còn nổi bật với tính năng chống bụi, kháng nước, chống mùi hôi, chống nấm mốc cực kì ưu việt. Vải kháng khuẩn còn được sử dụng để bảo vệ trẻ nhỏ trước các tác nhân gây hại như Covid, Rubella… Với những lý do trên, vải kháng khuẩn ngày càng được đề cao, sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất khẩu trang, may áo thun đồng phục và các trang phục y tế khác.

Xem thêm: Màu vải may đồng phục

Phân loại vải kháng khuẩn

Ngày nay, vải kháng khuẩn được dệt từ nhiều loại sợi khác nhau tạo niên nhiều chất loại vải may đồng phục đa dạng. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là 3 loại: Vải không dệt kháng khuẩn, vải dệt kim kháng khuẩn, vải dệt thoi kháng khuẩn.

  • Vải không dệt kháng khuẩn: Chất liệu vải xơ, thô, được tạo thành nhờ phương pháp ma sát, nóng chảy để các sợi vải kết dính ngẫu nhiên. Không có bất kỳ quy luật nào của dòng vải này, thay vào đó chúng được kết hợp tự nhiên cho nhiệt độ cao. Do khẩu sản xuất đơn giản nên vải không dệt kháng khuẩn có giá thành rẻ hơn nhiều so với hai chất liệu vải kháng khuẩn còn lại.
  • Vải dệt kim kháng khuẩn: Là chất liệu được dệt từ các vòng sợi khác nhau, vải dệt kim rất dễ bị bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập. Do đó mà chúng được chú trọng sản xuất lớp khác khuẩn. Trong quá trình làm vải dệt kim, vải không chỉ được pha phụ gia để làm mềm vải mà các chất kháng khuẩn cũng được cung cấp ngay lúc này để chúng hòa quyền bên trong các sợi vải.
  • Vải dệt thoi kháng khuẩn: Là chất liệu vải được tạo thành trên khung dệt (thủ công hoặc công nghiệp). Vải được hình thành dựa trên sự liên kết tuyệt vời giữa các sợi ngang – sợi dọc. Tuy nhiên vẫn còn khe hở nên vi khuẩn dễ bám vào, do đó mà các nhà sản xuất đã sử dụng chất liệu kháng khuẩn tạo nên vải dệt thoi kháng khuẩn. Vải dệt thoi kháng khuẩn ngày nay được sử dụng phổ biến trong bệnh viện, ý tế và là chất liệu chính in áo, may ga gối nệm cho bệnh nhân.

Đặc điểm của vải kháng khuẩn

Ưu điểm vải kháng khuẩn

Vải kháng khuẩn mang đến nhiều giá trị cho đời sống con người, nhất là trong khi môi trường ngày càng ô nhiễm. Dưới đây là một số ưu điểm của chất liệu vải kháng khuẩn có thể bạn chưa biết:

  • Chống thấm nước: Vải kháng khuẩn chống nước khá tốt bởi lớp kháng khuẩn có chức năng ngăn chặn các giọt bắn từ môi trường xung quanh, bảo vệ sức khỏe người sử dụng.
  • Khả năng kháng khuẩn ưu việt: Được trải qua nhiều khâu xử lý bằng các hoạt chất nên chất liệu vải có tính kháng, kháng nấm, chống bụi bẩn cùng những tác nhân gây hạn môi trường cực kì tốt.
  • Bền, đẹp: Nhờ có lớp kháng khuẩn bảo vệ các sợi vải bên trong giúp vải kháng khuẩn hạn chế tối đa sự phát triển của các vi khuẩn, vi sinh vật phát trên trên bề mặt. Mang lại tính thẩm mỹ và độ bền ưu việt nhất.
  • Dễ bảo quản và làm sạch: Với chất liệu vải dệt thoi, dệt kim nên vải kháng khuẩn được làm sạch một cách dễ dàng. Lớp kháng khuẩn có chức năng kháng khuẩn nên công đoạn vệ sinh, bảo quản cũng được tinh gọn và tiết kiệm công sức, thời gian cho người sử dụng.  
  • An toàn có mọi làn da: Vải kháng khuẩn 100% an toàn, lành tính cho mọi làn Chính bởi những lợi điểm tuyệt vời trên mà vải kháng khuẩn rất được tin dùng.

Nhược điểm vải kháng khuẩn

  • Xuất hiện tình trạng bết dính: Gặp nước vải dễ bị bết dính vào da, tạo sự kém thoải mái cho người dùng, thậm chí còn gây khó thở.
  • Chất kháng khuẩn theo thời gian giảm dần: Sau khi trải qua sử dụng và giặt giũ, khả năng kháng khuẩn của vãi chỉ còn dưới 60%. Nếu bị giặt rửa nhiều thì khả năng này sẽ không còn.
  • Khả năng tự phân hủy kém: Ngoài môi trường, vải kháng khuẩn có khả năng phân hủy chậm. Pharic so sự tác động của con người thì vải mới được phân hủy hoàn toàn.

Phương pháp sản xuất vải kháng khuẩn

Không chỉ trải qua quy trình dệt vải may đồng phục thông thường, vải kháng khuẩn còn được thực hiện dựa trên sự kết hợp chất kháng khuẩn sâu bên trong vải. Dưới đây là các phương pháp sản xuất vải kháng khuẩn có thể bạn chưa biết.

  • Phương pháp vật lý: Hay còn gọi là phương pháp tạo màng polyme, phương pháp rào cản – Một phương pháp tạo vải kháng khuẩn đơn giản và không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp vật lý thì vải sẽ bị tác động lớn, làm ảnh hướng đến các đặc tính vốn có của vải. Thực tế, phương pháp này chỉ giúp ngăn chặn các loại vi khuẩn xâm nhập vào bên trong chứ không ngăn chặn sự sinh sôi vi khuẩn
  • Phương pháp hóa lý: Nhằm khắc phục vấn đề vi khuẩn phát triển trên bề mặt vải, các nhà khoa học đã tạo ra phương pháp hóa lý để thay thế. Phương pháp hóa lý sẽ đẩy chất kháng khuẩn lê bề mặt vải bằng cách tận trích, ngấm ép. Một vài chất kháng khuẩn được sử dụng trong phương pháp hóa lý bao gồm: Chitosan, dẫn xuất Chitosan, Triclosan, Ion kim loại, Amoni bậc bốn… Phương pháp được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và được thực hiện sau khi vải đã được tẩy trắng và nhuộm màu. 

Ứng dụng vải kháng khuẩn

Là chất liệu vải có giá trị cao trong đời sống, vải kháng khuẩn được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực như:

May đồng phục, sản xuất phụ kiện, may mặc

Vải kháng khuẩn được sử dụng trong lĩnh vực may đồng phục, thời trang, đặc biệt là trang phục trẻ em. Thực tế, làn da trẻ em rất dễ mẫn cảm với vi khuẩn, bụi bẩn li ti trong không khí. Vậy nên sử dụng vải kháng khuẩn là điều vô cùng cần thiết trong may mặc quần áo cho trẻ em.

Sử dụng trong y tế

Vải kháng khuẩn trong y tế được sử dụng nhiều nhất là vải không dệt. Chất liệu được sản xuất khẩu trang, đồng phục y tế, găng tay… Ngoài ra, mỹ y tế, áo Blouse, rèm cửa, ga trải giường… cũng được sử dụng vải kháng khuẩn. Giúp tạo môi trường làm việc an toàn cho đội ngũ y bác sĩ và bảo vệ sức khỏe tuyệt đối cho bệnh nhân.

May đồ gia dụng

Một số đồ gia dụng được may bằng chất liệu vải kháng khuẩn như khăn tắm, chăn ga gối, rèm cửa… Các đồ dụng có chất liệu này giúp ngăn ngừa nấm mốc, vi khuẩn do tuyến mồ hôi gây ra. Đồng thời, bụi bẩn bên ngoài cũng được lớp kháng khuẩn ngăn chặn, hạn chế đồ dụng bị bám bụi sâu bên trong. Tuy nhiên, vải kháng khuẩn chỉ được dùng trong sản xuất gia dụng trong bệnh viện bởi có giá thành cao nên nhiều gia đình hạn chế sử dụng. 

Phục vụ quân đội

Vải kháng khuẩn còn được sử dụng để phục vụ và bảo vệ sức khỏe tuyệt đối của các lực lượng quân đội nòng cốt. Chẳng hạn như sản xuất thảm, lều, nhiều vật dụng và tư trang khác.

Những câu hỏi thường gặp

Trong quá trình sản xuất vải kháng khuẩn, những hợp chất kháng vi khuẩn sẽ được thêm vào và thẩm thấu vào các sợi vải nên vải kháng được các vi khuẩn xâm nhập.

Vải kháng khuẩn an toàn với làn da người dùng và không gây hại đến môi trường. Do đó mà vải được ứng dụng nhiều trong may trang phục trẻ em.

Tương tự như các chất liệu vải may đồng phục khác, vải kháng khuẩn cũng được dệt từ các sợi vải polyester, polyester-vinyl, vinyl, acrylic. Sau khi được tẩy trắng và nhuộm màu, các chất kháng khuẩn sẽ được thêm lên vải bằng cách phun, ngấm ép hoặc tráng phủ…

Sợi kháng khuẩn là các sợi vải dệt thông thường tạo nên chất liệu vải kháng khuẩn, trong đó chúng đã được đưa vào các chất kháng khuẩn ngăn chặn sự thâm nhập của vi khuẩn.

Kháng khuẩn cho mặt nạ là một cách để giảm thiểu sự lây lan của vi khuẩn và virus trên mặt nạ và giúp bảo vệ người sử dụng mặt nạ khỏi các bệnh truyền nhiễm. 

Vải kháng khuẩn có thể giặt được sau mỗi lần sử dụng, tuy nhiên khả năng kháng khuẩn sẽ theo đó mà giảm xuống. 

Kết luận

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp câu hỏi vải kháng khuẩn là gì, cũng như những ưu điểm của khẩu trang, quần áo được làm bằng vải kháng khuẩn. Các gia đình, bà mẹ có thể an tâm đặt niềm tin và chất liệu này khi may quần áo bằng vải kháng khuẩn.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông Tin Khác