Vải Microfiber là gì? Ứng dụng vải Microfiber trong may mặc

Vải Microfiber là gì? Có thể bạn đã từng nghe đến Microfiber nhưng liệu bạn đã thật sự hiểu về chất liệu vải này? Vải Microfiber có những phẩm chất ấn tượng, khiến nó trở nên hữu ích cho thời trang quần áo, đồ nội thất và lau chùi.

Tìm hiểu: Top 27 vải đồng phục bền đẹp hot nhất hiện nay

Microfiber là một loại vải được dệt từ các sợi tổng hợp siêu mịn, polyester và polyamide là 2 trong những thành phần chính có trong vải  Microfiber . Bên cạnh đó, chúng còn có thể được sản xuất từ nhiều nguyên liệu tự nhiên khác như carbohydrate và cellulose. Vải Microfiber có chung một đặc điểm đó là đường kính vải bé hơn 10 micromet (1 Dtex), có trọng lượng dinier dưới 0,7 D và chỉ bằng 1/5 đường kính sợi tóc. Khiến cho vải Microfiber trở thành một trong những dạng sợi dệt tốt nhất thế giới.

Xem ngay: Chọn màu Vải thun

Vải Microfiber là gì?

Nguồn gốc vải Microfiber

Sự ra đời của vải Microfiber bắt nguồn từ những năm 80 của thế kỷ XX, mục đích là tạo ra loại sản phẩm tổng hợp có đặc tính óng ả và mềm mại như lụa và cotton. Đồng thời có khả năng thấm nước dễ dàng. Trên thực tế, việc sử dụng vải Microfiber đầu tiên là trong lĩnh vực làm sạch. Nhờ có đặc tính thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt. Microfiber sau này còn được ứng dụng đồng phục áo thun, quần áo thời trang, quần áo thể thao.

Đặc điểm của vải Microfiber

Quá trình xử lý Microfiber được thực hiện với bốn loại sợi khác nhau bao gồm nylon, acrylic, rayon, polyester, hoặc bằng cách kết hợp hai hoặc nhiều sợi vải tổng hợp với nhau. Một trong những đặc điểm chính của vải Microfiber chính là tính mao dẫn của nó, sợi vải mỏng hơn 3 lần so với bóng và 2 lần so với vải lụa. Do có cơ chế lọc và tĩnh điện vượt trội nên Microfiber còn được sử dụng làm mặt nạ bảo vệ.

Cấu trúc của vải Microfiber có thể được thay đổi bằng cách điều chỉnh kích thước và hình dạng của lỗ trên vải. Bằng cách này, người ta có thể tạo ra một loại sợi có thể mang dệt theo nhiều cách khác nhau. Mỗi kiểu dệt sẽ có một màu đục, óng ánh, mịn hoặc thô hơn. Vải Microfiber còn có độ mềm vô song, điều này làm gia công các sản phẩm quần áo và phụ kiện làm từ chất liệu Microfiber .

Quy trình sản xuất vải Microfiber

Do sợi Microfiber có đường kính quá nhỏ, khoảng 0,2 denier nên hầu như không thể ép đùn xơ polyester thông qua máy kéo sợi thông thường. Thay vào đó là sử dụng ống kim loại kết hợp cùng sợi polyester để nguồn và tiến hành ghép với các dải polyamide siêu nhỏ bằng nhiệt.

Tại khâu này, bạn có thể nhuộm các vi sợi đưa chúng xử lý hóa học để nâng cao khả năng chịu nhiệt hoặc tạo những sản phẩm mong muốn khác. Các sợi hoàn chỉnh sẽ được dệt thành tấm vải dài.

Ứng dụng vải Microfiber

Vải Microfiber là một loại vải mềm, rất dễ chịu khi chạm vào, chúng được ứng dụng rất đa dạng, từ quần áo, giày dép, khăn tắm đến các thiết bị ngoài trời. 

Một trong những xu hướng mới nhất trong việc sử dụng vải Microfiber cho lĩnh vực làm đẹp. Thực tế, vải cho phép loại bỏ cặn trang điểm mà không gây kích ứng da một cách hoàn hảo. Chỉ cần làm ẩm vải bằng nước sạch và thoa lên mặt, làn da sẽ sáng và trắng hơn, đồng thời không còn tế bào chết.

Vải Microfiber còn là một loại vải lau cực kỳ tiện dụng. Chúng dễ dàng loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn, vi khuẩn ra khỏi kính và bề mặt.

Ưu nhược của vải Microfiber

Ưu điểm vải Microfiber

Nhắc đến vải Microfiber chúng ta không thể không đề cập đến những ưu điểm tuyệt vời như: mềm mại và dễ chịu khi chạm vào, thấm hút và thoáng khí tốt, kháng khuẩn và không gây dị ứng, dễ bảo quản và làm sạch.

  • Tùy thuộc vào thành phần cấu tạo nên vải Microfiber mà chúng có các kết cấu khác nhau. Độ đặc tương ứng với độ đặc của vải nhung, tạo nên sự mềm mại và dễ chịu. Đồng thời, các sợi nhỏ còn mang đến khả năng thẩm thấu tuyệt vời. Đó là lý do tại sao vải Microfiber nhanh khô. 
  • Microfiber không gay dị ứng bởi chúng không phải là môi trường sống của bọ ve, vi khuẩn. Vì lý do này mà sản phẩm vải Microfiber rất thích hợp làm lớp bọc đồ nội thất như ghế sofa, ghế bành. 
  • Ngoài ra, vải Microfiber còn có khả năng chống bẩn tuyệt đối và không cần bảo quản quả đặc biệt, hai tính năng này giúp tăng tuổi thọ của chúng với thời gian
  • Vải Microfiber còn có đặc tính thoáng khí, tùy vào sợi vải cấu tạo nên chúng sẽ có đặc tính tương ứng. Chẳng hạn như: Vải Microfiber cellulose hút ẩm cao hơn nhiều cho với sợi polyester. Mặc khác, sợi nylon có khả năng chống cọ xát tốt hơn so với sợi xenlulo. Chính lý do này giúp Microfiber ứng dụng nhiều trong đồng phục thể thao, đồng phục teambuildingđồng phục đi biển… đảm bảo vừa vặn, thoải mái, chống mài mòn nếu giặt thường xuyên.

Nhược điểm vải Microfiber

Trong những năm qua, các nhà sản xuất ngành dệt may đã phát triển nhiều loại vải Microfiber khác nhau, đáp ứng các ứng dụng trong ngành công nghiệp. Mặc dù sở hữu những tính năng ấn tượng, song vải Microfiber cũng có tác động tiêu cực rõ rét đối với môi trường. 

Tuy nhiên, Microfiber không phải là tác nhân lớn nhất gây ô nhiễm môi trường. Thực tế, polyester và vải tơ nhân tạo mới thực sự góp phần ô nhiễm môi trường.. Ảnh hưởng tâm khi người tiêu dùng đối với chất liệu vải hữu ích và rẻ tiền này.

Phân loại vải Microfiber

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải Microfiber khác nhau, dưới đây là một số loại vải Microfiber phổ biến dựa theo cách dệt:

Vải Microfiber dệt phẳng (Flat-weave Microfiber): Là một trong những chất liệu vải bền nhất của Microfiber , tuy nhiên không có tính năng thấm hút tốt như kiểu dệt vải chia đôi. Hầu hết các sản phẩm in áo đồng phục, thời trang may mặc và phụ hiện đều sử dụng chất liệu này.

Vải Microfiber dệt đôi (Split-weave Microfiber): Các sợi vải được tách ra trong quá trình sản xuất, dẫn đến sự hình thành của các vòng nhỏ trên bề mặt vải. Nếu vải Split-weave Microfiber dệt phẳng mềm mại, mịn màng thì Split-weave Microfiber sẽ dễ bám vào da khi tiếp xúc.

Micromodal: Là chất liệu vải từ 100% polyamide, vải có đặc tính mềm mịn hơn vải modal thông thường. Micromodal co giãn tốt và kém bền hơn so với loại vải polyester-polyamide.

Ultrasuede: Là một trong những chất liệu vải được ra đời đầu tiên, tương đối giống với chất liệu da thật. Sợi Ultrasuede sẽ rộng hơn so với sợi Microfiber , nhưng vì chúng có đường kính dưới 1 denier nên được xếp vào loại vải Microfiber .

Prolene: Hay còn gọi là polypropylene, vải có độ đàn hồi cao, tương đối mềm hơn so với vải polyester-polyamide.

Terry Microfiber: Là chất liệu vải phổ biến cho các loại khăn trong ứng dụng đời sống.

Waffle weave Microfiber: Vải được đặt tên theo hoa văn trên mặt vải hình lưới, sợi dệt dàng bánh quế, thích hợp để làm khăn lau kính. Kiểu dệt này làm giảm sự tiếp xúc bề mặt, tăng khả năng trượt và giảm ma sát.

Chenille Microfiber: Được dệt từ các sợi dày, thường được sử dụng làm găng tay rửa xe, hầu như chúng chỉ được ứng dụng để làm sạch.

Suede Microfiber: Đặc tính mềm như vải da lộn, loại vải này có cọc khá thấp, lý tưởng để làm sạch ống kích, và nhiều loại quần áo, phụ kiện vải bọc.

Cách bảo quản vải Microfiber

Vải Microfiber hay bất cứ chất liệu vải nào cũng được bảo quản định kỳ để đảm bảo sức khỏe người sử dụng, ngăn ngừa vi khuẩn có hại cho đường hô hấp và da liễu.

Vải Microfiber có thể làm sạch bằng giặt tay hoặc giặt máy. Lưu ý đối với các sản phẩm nội thất chăn, ga, gối, nập có chất liệu Microfiber khi giặt máy nên lựa chọn loại máy giặt dung tích tương ứng với trọng lượng sản phẩm. 

Nhiệt độ nước tốt nhất để làm sạch Microfiber là từ 30-45 độ. Nếu nước quá nóng sẽ khiến vải bị mủn, biến chất, xổ lông.  Ở nhiệt độ vừa phải, hiệu quả làm sạch cao nhưng vẫn giữ được độ bền.

Đối với bột giặt, nên sử dụng loại bột giặt có Ph trung tính, hòa tan sẵn trong nước dùng để giặt chất liệu Microfiber để tránh tình trạng vón cục bột giặt. Nên phơi ở khu vực thoáng mát, thoáng gió, hạn chế ánh nắng trực tiếp từ mặt cần. Không dùng máy sấy khô để tránh trình trạng nhăn nhúm vải.

Những câu hỏi thường gặp

Câu trả lời là không, vải Microfiber được dệt từ các sợi tổng hợp như polyester, nylon, rayon.. nên chúng không phải là vải tự nhiên.

Trung Quốc được xem là trung tâm sản sản xuất hàng dệt tổng hợp của thế giới. Do đó mà phần lớn các phẩm vải Microfiber có nguồn gốc từ Trung Quốc, Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu.

Vải Microfiber là một trong những loại vải may đồng phục ít tốn kém nhất. Mặc dù chúng có giá đắt hơn vải dạng polyester nhưng thấp hơn nhiều so với vải cotton, vải lụa hoặc các loại sợi tự nhiên khác.

Vải Microfiber là loại vải có đầy đủ điều kiện, chứng nhận từ GRS (Tiêu chuẩn Tái chế Toàn cầu và IOS (Giấy chứng nhận hóa Quốc tế).

Vải Microfiber làm sạch tốt hơn, các sợi trên vải cotton chỉ đẩy bụi bẩn ra xung quanh, trong khi các sợi trên vải Microfiber hấp thụ chúng.

Các vi sợi Microfiber siêu mỏng, chúng sẽ không làm trầy xước trên bề mặt. Thậm chí an toàn khi vệ sinh mắt kính. Thực tế, Microfiber có sợi nhỏ và mịn hơn sợi tơ tằm hay tóc người. 

Một mảnh vải Microfiber có thể hấp thụ chất lỏng gấp 7 lần trọng lượng của nó. Chính vì vậy mà chất liệu vải này có tính thấm hút cao. Đồng thời cũng giúp ích trong việc sử dụng dung dịch tẩy rửa vì bạn sẽ sử dụng ít hơn do chúng có khả năng bám trên vải tốt hơn cotton thông thường.

Kết luận

Trên đây là những thông tin quan trọng giúp bạn giải đáp được vải Microfiber là gì? Có thể thấy, đây là một trong những chất liệu vải tiên tiến và có những ứng dụng vô cùng hữu ích trong cuộc sống. Nếu bạn còn thắc mắc về vải Microfiber hay những chất liệu vải may khác, đừng ngần ngại liên hệ ngay cho Áo Thun Sài Gòn tại hotline: 0938.981.248 để được hỗ trợ tốt nhất

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông Tin Khác