Vải Spandex là chất liệu vải may đồng phục phổ biến và được ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Không chỉ nổi bậc là chất liệu có giá thành tốt mà vải còn sở hữu những điểm mạnh nhất định. Do đó mà vải Spandex rất được ưa chuộng trong ngành may mặc nhất là may đồng phục. Vậy Vải Spandex là gì? Vải có gì đặc biệt, ứng dụng và quy trình sản xuất vải như thế nào? Mời các bạn cùng Áo Thun Sài Gòn tìm hiểu về Vải Spandex ngay sau đây.
Tìm hiểu thêm: 27 loại vải đồng phục thoáng mát, bền và thời trang
Nội dung Chi Tiết
ToggleVải Spandex là gì?
Vải Spandex là loại vải được dệt từ sợi nhân tạo có khả năng co giãn vô cùng tốt. Vải còn có tên gọi khác là Lycra, Elastane được hình thành từ 1 chuỗi Polyme dài (gọi là Polyurethane nhờ phản ứng giữa Polyester và Diisocyanate). Sau đó thông qua quá trình kéo khô, sợi Polyme dài sẽ được chuyển hóa tạo thành sợi vải Spandex như ngày nay. Vải Spandex được sản xuất để thay thế cho cao su, do vậy mà vải có độ đàn hội tuyệt vời, thậm chí có thể kéo dài đến 5 lần so với chiều dài ban đầu của chúng.
Thực tế, trên thị trường không có sản phẩm may mặc nào có thành phần từ 100% sợi Spandex cả. Bởi các sản phẩm được làm hoàn toàn từ chất liệu này có giá rất đắt nên các nhà sản xuất đã pha trộn thêm vào đó là các loại sợi khác để giảm thiểu chi phí. Đồng thời bù đắp các khuyết điểm cho vải.
Tìm hiểu: Bảng màu vải áo thun
Nguồn gốc vải Spandex
Sợi Spandex đầu tiên ra đời vào thế chiến thứ 2 với mục đích tạo ra các chất liệu tổng hợp nhằm thay thế cho cao su có độ đàn hồi cao. Người được biết đến là cha đẻ của loại sợi này là nhà khoa học Farben Fabriken Bayer (trong quá trình thử nghiệm).
Năm 1959, một doanh nghiệp Mỹ đã tài trợ cho phòng thí nghiệm Du Pont hoàn thiện phiên bản cuối cùng của sợi Spandex (sợi Lycra lúc bấy giờ). Đến năm 1962, vải Spandex mới trở nên phổ biến và tạo ra nhiều thay đổi trong ngành may mặc, sản xuất quần áo thể thao và ứng dụng trong ngành nội thất chăn ga gối, đồ gỗ nội thất…
Phân loại vải Spandex
Tuy vậy, trong các loại vải spandex thì loại vải này còn được chia 3 loại cơ bản như sau:
Loại 1: Vải cotton Spandex
Là chất liệu vải được pha trộn giữa sợi cotton và sợi Spandex, do đó mà chúng thừa hưởng những đặc tính nổi trội của cả hai dòng vải này. Điểm mạnh của vải chính là độ co giãn tốt, mềm mại, khả năng thấm hút ưu việc và có trọng lượng nhẹ, Ngoài ra, vải cotton Spandex ít bám bụi, có thể dễ dàng vệ sinh và được ứng dụng nhiều trong may áo thun đồng phục, đồng phục nhóm, đồ leo núi, đồ thể thao…
Loại 2: Vải Poly Spandex
Là chất liệu vải được pha trộn giữa sợi Spandex và sợi tổng hợp polyester. Vải có đặc tính nổi bậc là độ thẩm mỹ cao, khả năng co giãn tốt và thoáng khí tuyệt vời. Vải thường được ứng dụng nhiều trong may áo tee đồng phục, đầm dự tiệc…
Loại 3: Vải len Spandex
Là chất liệu vải được pha trộn giữa sợi Spandex và sợi len. Đặc tính nổi bật của vải là co giãn tốt, độ bền và độ đàn hồi cao, mềm mại. Vải len Spandex thường được dùng để in áo thun đồng phục hoặc sản xuất các trang phục lạnh và đồng phục teambuilding.
Quy trình sản xuất vải Spandex
Quy trình sản xuất sợi vải Spandex tương đối phức tạp và tốn nhiều thời gian, công sức. Theo đó, quy trình được tóm tắt như sau:
- Bước 1: Tạo Prepolymer – Trộn Glycol cùng Monomer Diisocyanate theo tỉ lệ 1:2 trong bình phản ứng để tạo ra chất Prepolymer.
- Bước 2: Tạo dung dịch kéo sợi – Lấy Prepolymer vừa tạo kết hợp với Diamine theo tỉ lệ 1:1 (theo phản ứng mở rộng chuỗi). Dung dịch tạo được được pha loãng bằng dung môi (DMAc) -> Dung dịch kéo sợi.
- Bước 3: Quay sợi – Sử dụng máy quay hình trụ bơm qua dung dịch kéo sợi ở trên để tạo thành sợi Spandex. Khí nitơ và dung môi hóa học sẽ được gia nhiệt để tạo ra phản ứng hóa học cho Polymer tạo thành sợi rắn.
- Bước 4: Tạo sợi Spandex – Kết hợp các sợi rắn được tạo thành trên thành sợi Spandex như mong muốn, như vậy mỗi sợi Spandex được tạo nên từ nhiều sợi vải Spandex nhỏ khác.
- Bước 5: Xử lý sợi – Để ngăn chặn sự bám dính giữa những sợi vải Spandex với nhau, ta dùng một Polyme khác hoặc chất Magnesi Stearat. Sau đó mang sợi lên con lăn ống chỉ và dệt thành vải. Cuối cùng là kiểm tra kích thước tiêu chuẩn, khả năng co giãn của vải. Chỉ nên sử dụng những sợi Spandex đạt tiêu chuẩn đề ra.
Ưu & nhược điểm của Spandex
Ưu điểm vải Spandex
Độ đàn hồi tuyệt vời: Tính đến thời điểm hiện tại, Spandex là chất liệu vải có độ đàn hồi tốt nhất trong các loại. Đặc biệt, vải Spandex có thể chịu được lực kéo giãn đến 500% độ dài vải ban đẩu mà không bị đứt hay giãn trước áp lực kéo căng cực lớn.
- Mềm, nhẹ, bền: Vải Spandex thường không xảy ra hiện tượng xù lông, thô cứng hay vón cục sau khi sử dụng, đồng thời vải còn có khả năng chịu mài mòn chuẩn tốt.
- Không gây kích ứng làn da: Mặc dù là loại vải tổng hợp những Spandex khá an toàn cho làn da người sử dụng.
- Chống tĩnh điện: Hầu như các dòng vải Spandex không dính vào người, không tạo cảm giác kích ứng khó chịu nhất là vào mùa đông.
Nhược điểm vải Spandex
Độ thấm hút kém: Vải Spandex gây ra tình trạng nóng bức cho người dùng.
- Vải dễ bị ố vàng: Các loại trang phục từ vải Spandex không được bảo quản kỹ rất dễ bị ố vàng sau thời gian sử dụng.
- Ô nhiễm môi trường: Là loại vải không thể tự phân hủy nên Spandex khá hạn chế trong việc thu hồi và tái chế.
- Khả năng chịu nhiệt kém: Nếu gặp nhiệt độ cao, sợi vải Spandex sẽ bị chảy xệ, bị nhăn.
- Dễ hao mòn khi gặp chất tẩy rửa: Tiếp xúc với các chất có tính tẩy rửa, hay độ PH cao, vải Spandex sẽ rất nhanh hỏng.
Ứng dụng của vải Spandex
Ngày nay, vải Spandex được ứng dụng nhiều trong ngành thời trang đồng phục cũng như nội thất, có thể kể đến như:
- Tạo ra các loại trang phục như: skinny jeans, đồ thể thao, đồ bơi, đồ thể thao, đồ bơi, đồ lót,…
- Tạo ra các loại trang phục quần áo bó sát cho vận động viên xe đạp, chèo thuyền, bơi lội…
- Dùng để sản xuất găng tay, gối vi sinh, niềng răng chỉnh hình, thắt lưng khiêu vũ cho nam nữ vũ công hoặc dây đai áo ngực cho nữ, chăn ga gối hoặc vỏ bóc tái chế…
Những câu hỏi thường gặp
Thun Spandex là chất liệu vải được dệt từ sợi tổng hợp Polyurethane, nổi tiếng với độ mềm, mịn, mỏng, và độ đàn hồi cao. Vải ứng dụng nhiều trong quần áo bó sát cho nữ giúp tôn lên đường công quyến rũ.
Sợi Spandex có tác dụng kết hợp cùng các sợi vải khác để tạo thành các chất liệu phục vụ cho ngành may mặc đồng phục và trang trí nội thất nhà ở.
Spandex tạo cho vải có khả năng như co giãn tốt, độ bàn cao, nhẹ, trơn, cực dễ nhuộm màu, không tích điện, chịu mài mòn tốt, …
Chất liệu vải có thành phần từ 95% polyester 5% Spandex được gọi chung là vải Polyester do hàm lượng sợi này chiếm đáng kể.
Giá vải Spandex bao nhiêu?
Như đã đề cập ở trên, hầu như không có sản phẩm nào được làm từ 100% thành phần sợi Spandex cho giá thành của sợi vải cực kỳ đắc. Do đó mà nhiều nhà sản xuất đã kết hợp sợi Spandex với các loại sợi khác để giảm giá thành sản phẩm, đồng thời khắc phục được những khuyết điểm của chúng.
Lời kết
Như vậy, Áo Thun Sài Gòn vừa cung cấp thêm cho bạn những kiến thức về vải Spandex là gì cũng như đặc điểm tính năng và những điều liên quan đến chất liệu vải may đồng phục Spandex. Hy vọng bài viết có thể cung cấp thêm cho bạn những kiến thức bổ ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về chất liệu vải may đồng phục, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0938 981 248 để được tư vấn tận tình nhất.
Xin chào và cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết. Tôi có hơn 5 năm viết nội dung chất lượng về lĩnh vực đồng phục, các đề tài tôi sẽ viết để gửi đến các bạn liên quan đến thời trang quần áo, sản xuất đồng phục, mix&match, vải vóc, size số, kinh nghiệm & kiến thức thời trang đồng phục,…
Đặc biệt là hành trình viết lách chinh chiến của tôi đã có hơn 2000 bài viết trong vòng 1 năm qua. Tất cả là những điều mà tôi cảm thấy có ích và mang đến giá trị cho người dùng. Sự sáng tạo & lan tỏa là động lực mạnh mẽ mang tôi tới với nghề Viết. Và hy vọng qua những bài viết của tôi, bạn tìm thấy thêm những điều có ích trong lĩnh vực thời trang đồng phục nói riêng và cuộc sống nói nói chung.