Vải thun mè là gì? Tại sao nói vải thun mè là vải thể thao?

Vải thun mè là gì? Ứng dụng vải thun mè trong sản xuất đồng phục. Ngày nay, vải thun mè (có tên tiếng Anh là Bird’s Eye Pique Fabric) là loại vải được ứng dụng phổ biến trong ngành may mặc bởi những ưu điểm và lợi thế mà chúng mang lại. Đặc biệt, do tính thoáng mát và thấm hút ưu việt nên vải thun mè còn gọi là vải thể thao. Cùng Áo thun Sài Gòn tìm hiểu từ a-z chất liệu vải may này ngay sau đây nhé!

Tham khảo:  27 loại vải chất lượng cao để may đồng phục

Vải thun mè là một loại vải được làm trên khung cửi dobby, tạo ra một kiểu dệt nhỏ gọi là dệt kim, lặp đi lặp lại trông giống như kim cương, hay thường gọi là mắt chim hay hạt mè. Do vậy mà chúng có tên là vải thun mè. Loại vải này ban đầu được dệt từ sợi bông, sau có thể vải lanh, chúng có trọng lượng nhẹ, mềm mịn và khả năng thấm hút tốt nên thường được sử dụng linh hoạt cho nhiều loại quần áo khác nhau, đặc biệt là đồng phục áo thun hay trang phục mùa hè.

Xem thêm: Chọn Màu Vải May Đồng Phục 

vải thun mè là gì

Nguồn gốc vải thun mè?

Vải thun mè được ra đời vào thế kỷ 18, chúng được phát triển từ ngành công nghiệp vải Lancashire phía Bắc nước Anh. Đến thế kỷ 20, dòng vải này trở thành chất liệu chính cho thời trang nam giới. 

Đặc điểm của vải thun mè

vải mè

Vải thun mè hầu như rất khiêm tốn về hoa văn, nếu có thì hoa văn rất tinh tế và cho kết cấu từ các sợi vải dệt song song nhau. Chất liệu vải nổi bật bởi tính chống nhăn tốt, độ bền cao, trọng lượng nhè, bề mặt vải mềm mịn và có khả năng thoát khi cực tốt.

Ưu nhược của vải thun mè

vải mè

Ưu điểm vải thun mè

  • Có độ thông thoáng ưu việt.
  • Độ bền cao, không bị mất form dáng hay chảy xệ sau thời gian dài sử dụng.
  • Nhanh khô, là chất liệu hoàn hảo cho các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời.
  • Ít nhăn, khả năng kháng khuẩn và khử mùi tốt.

Nhược điểm vải thun mè

  • Nếu vải không có hàm lượng cotton sẽ bị nóng khi mặc.
  • Độ đàn hồi, co giãn không quá cao.
  • Dễ biến dạng, hư hỏng khi tiếp xúc môi trường nhiệt độ cao.

Phân loại vải thun mè

Chất liệu vải thun mè rất đa dạng, chủ yếu phân loại dựa theo 2 cách sau:

Phân loại dựa vào kiểu dệt

Vải thun mè có thể được phân loại dựa theo cách dệt vải, mỗi cách dệt sẽ có những lỗ nhỏ li ti với hình khác khác nhau. Có hơn 40 loại vải theo cách phân loại này, chủ yếu như:

  • Vải mè nhí: Chất liệu sở hữu những rãnh hình hạt li ti, kích thước nhỏ hơn một chút so với thun mè. Mè nhí không  nhăn, độ thông thoáng tốt, độ bền cao và rất mềm mượt. Do vậy mà chúng thường ưu tiên in áo đồng phục công ty.
  • Vải mè caro: Chất liệu vải có những rãnh dệt nhỏ hình caro trên bề mặt, vải có đầy đủ tính năng của thun mè. Mè caro được ưa chuộng trong may quần áo bóng đá, áo chống nắng.
  • Vải mè bóng: Chất liệu vải có bề mặt bóng loáng hơn thun mè thông thường, nhìn khá bắt mắt và được dùng để may quần áo nữ và đồ thể thao.

  • Vải mè kim: Loại vải có những rãnh nhỏ hình lỗ kim, chuyên dùng để may đồng phục áo nhóm, quần áo thể thao.

vải mè

Phân loại dựa vào tính co giãn

Vải thun mè còn được phân loại dựa vào tính co giãn, gồm vải thun mè 2 chiều và vải thun mè 4 chiều.

Vải thun mè 2 chiều: Là chất liệu chỉ có thể co giãn theo chiều ngang, mặc dù độ co giãn thấp nhưng vãi vẫn không bị chảy xệ hay mất form. Giá thành vải thun mè 2 chiều tương đối rẻ, thích hợp làm đồng phục công nhân, xưởng, đồng phục thể thao.

  • Vải thun mè 4 chiều: Là chất liệu vải co giãn theo chiều ngang và chiều dọc. Độ co giãn cao giúp vải ít bị nhăn, mang đến cảm giác mềm mại, dễ chịu cho người mặc. Dòng vải này có giá cao khá cao và dễ bị hư hỏng nếu bảo quản sai cách.
Vải thun mè

Hình ảnh & cách nhận biết

Hình ảnh vải thun mè

Cách nhận biết vải thun mè

  • Dựa vào giác quan: Thực tế, vải mè có hai mặt trái, phải hoàn toàn khác nhau, bề mặt vải được bao phủ bởi hàng loại các hạt nhỏ li ti mà bạn có thể nhìn bằng mắt thường. Khi vò mạnh, vải không bị nhăn và nhanh chóng trở về hình dáng ban đầu.
  • Dựa vào nhiệt độ: Vải mè có đặc tính bắt lửa kém, do đó mà quá trình cháy chậm, tắt ngay khi xa nguồn lửa. Tro vón thành cục và không bóp được, vải có mùi khét như nhựa.
  • Dựa vào tính thấm nước: Vải mè có tính thấm nước kém, quá trình hút ẩm chậm và chỉ thấm một mặt áo.

Bảng màu vải thun mè

Bảng màu vải thun mè trên thị trường rất đa dạng, từ gam màu trung tính đến gam màu lạnh. Bạn có thể tham khảo bảng màu vải cá sấu Poly, mè tại Áo Thun Sài Gòn dưới đây.

Ứng dụng của vải thun mè

Vải thun mè hiện nay là chất liệu vải hoàn hảo cho các loại đồng phục thể thao, áo phông thể thao, quần short, đồng phục, đồ lót, giày, các hàng dệt gia dụng, Đặc biệt là các trang phục mùa hè, hoạt động vui chơi ngoài trời nhờ tính thông thoáng và mát mẻ. Ngoài ra, đây còn là chất liệu may áo sơ mi nam, áo vest công sở, trang trí nội thất từ chăn ga gối đệm, rèm cửa…

Nhìn chung, vải thun mè là chất liệu số một dành cho những gymer, runner, hoạt động aerobic bởi độ bền, thoáng khí và thân thiện môi trường.

Bài viết mới mới:  

Những câu hỏi thường gặp

Vải thun mè là một loại vải chắc chắn có khả năng chống nhăn ưu việt.

Đồng phục từ vải thun mè dễ dàng làm sạch và bảo quản dễ dàng, tuy nhiên để giữ gìn chất lượng của bộ đồ, bạn chỉ nên giặt bằng tay và tránh tiếp xúc chất tẩy rửa mạnh.

Đồng phục thun mè rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời, thể dục thể thao và đặc biệt là vào mùa hè vì chúng có xu hướng nhẹ và thoáng khí, nhất là khi được làm bằng cotton.

Vải thun mè làm từ chất liệu polyester sẽ rất mềm mịn, bề mặt vải còn có độ bóng giúp tạo khả năng thoát ẩm tốt và nhanh khô.

Do kiểu dệt vải với những lỗ nhỏ li ti nên vải thun mè rất thoáng mát và giúp người mặc thông thoáng hơn – đây là lựa chọn tuyệt vời cho áo phông mùa hè và áo polo cho các môn thể thao.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về vải thun mè là gì, cũng như các đặc điểm và phân loại vải mè mà Áo Thun Sài Gòn đã tổng hợp. Hy vọng có thể giúp bạn cập nhật thêm những thông tin bổ ích về chất liệu vải này. Hãy gọi ngay hotline: 0902.420.833 để được Áo Thun Sài Gòn giải đáp chi tiết nhất.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông Tin Khác