Vải thun poly là gì? Có tốt không?

Ngày nay, vải thun poly được sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt là trong thế giới may mặc thời trang. Nhưng không phải ai cũng rành về chất liệu thun poly. Nó có những lợi ích và hạn chế gì? Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc, hãy cùng tìm hiểu các thông tin bổ ích ngay sau đây.

Bài viết nổi bật: Điểm danh 27 loại vải may đồng phục cao cấp

Vải thun poly còn biết đến là vải polyester hay vải thun PE được làm từ những sợi polyester tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ. Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều cuộc điều tra để phát triển cấu trúc của sợi polyester này dựa vào phản ứng hóa học giữa Acid và rượu công nghiệp. Có bốn loại sợi polyester khác nhau: sợi filament, sợi fiberfill, sợi sơ và sợi thô.

Tại mọi lĩnh vực đời sống của con người ngày nay, chất liệu thun poly góp mặt trong nhiều ứng dụng bao gồm: sản xuất quần áo, vải công nghiệp, làm chất chống cháy, cách nhiệt, hay các đồ dùng trang trí nhà ở như: chăn drap gối nệm, bọc ghế, màn, vỏ gối,…. Hơn hết, các sản phẩm này luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người tiêu dùng.

Tham khảo: Bảng màu các loại vải cập nhật 2024 

Bảng màu cá sấu poly mới nhất
Bảng màu cá sấu poly mới nhất của Áo Thun Sài Gòn

2. Nguồn gốc ra đời của vải poly

DuPont đã phát triển vải poly trong môi trường phòng thí nghiệm vào cuối những năm 1930. Các nhà khoa học Anh bắt đầu hiểu thêm về sợi polyester từ những năm 1930 đến 1941 và sử dụng nó để sản xuất vải dệt quần áo poly. DuPont đã giành được quyền sản xuất sợi polyester ở Mỹ trước cuối năm 1046 và công ty bắt đầu bán loại sợi này với thương hiệu “Dacron” vào năm 1951.

Polythylene Terephthalate (PET) và poly-1, 4-cyclohexylene-dimethylene terephthalate (PCDT) là hai dạng sợi polyester hiện đang được sử dụng trên diện rộng, trong đó sợi PET xem như một lựa chọn phổ biến hơn do tính ứng dụng cao và bền bỉ. Khả năng sử dụng riêng lẻ để tạo ra vải poly hoặc kết hợp với các loại vải dệt khác nhằm cải thiện độ bền, độ đàn hồi, chống nhăn và chống bám bẩn ở vải là một đặc tính tuyệt vời của sợi PET.

3. Vải thun poly có thực sự tốt hay không?

Bạn nên biết rằng vải thun poly đang nằm chễm chệ trong danh sách các loại vải thun được yêu thích nhất hiện nay. Sẽ tồn tại nhiều lý do để giải thích điều này nhưng điển hình khi so với vải cotton tự nhiên, vải thun poly có nhiều ưu điểm vượt trội. Cụ thể như: độ bền cao, độ co giãn tuyệt vời, khả năng thoát nước tốt. Mặc dù không thể hút ẩm nhưng có khả năng hấp thụ dầu đáng nể. Sau đây là một vài lợi ích đáng chú ý của nó:

  • Chống thấm nước: Vải thun poly rất lý tưởng để may áo thun, may quần áo thể thao, áo khoác, túi ngủ, lều trại… bởi khả năng chống thấm nước và thoát ẩm cực tốt. Nhưng trong trường hợp vải tiếp xúc quá lâu với nhiều nước thì vẫn có khả năng bị thấm.
  • Độ bền không thể chê: Độ bền cực cao, nhất là bền trong môi trường ẩm ướt, trơ với ánh sáng và khả năng chống lại các tác nhân lý hóa là tất cả các đặc tính tuyệt vời của vải poly.
  • Nhuộm và in màu trên áo dễ dàng: Quá trình dệt, nhuộm cũng như in lên bề mặt vải vô cùng thuận lợi. Đặc biệt, theo thời gian sử dụng thì chất liệu này không có hiện tượng phai màu gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài.
  • Khả năng chống nhăn vượt trội: Do đặc tính chống nhăn xuất sắc của vải vì vậy rất ít có tình trạng nhăn nhúm hay biến dạng bề mặt trang phục trong xuyên suốt thời gian sử dụng. Việc này khiến người tiêu dùng càng tin yêu các sản phẩm được làm ra từ vải thun poly vì không phải lo sợ chất lượng bị giảm hay hư hỏng.
  • Dễ dàng sử dụng bảo quản: Bề mặt nhẵn bóng và khả năng hấp thụ thấp của vải poly làm cho vải đặc biệt chống bám bẩn. Đây quả là một ưu điểm nhất định phải kể đến của nó.
  • Giá thành rẻ: So với các loại vải thun cotton khác, vải thun poly có giá thành khá thấp do nguyên liệu sản xuất rẻ và quy trình sản xuất dễ dàng.

Song song với các ưu điểm được nêu trên, vải poly vẫn có riêng cho mình một nhược điểm lớn mà bạn cần biết để đưa ra các quyết đình đúng đắn khi sử dụng loại vải này.

  • Bị nóng khi mặc lâu: Vì vải được cấu tạo từ sợi poly nên khi mặc trong thời gian dài, khả năng thấm hút mồ hôi kém của vải sẽ gây cảm giác nóng bức, bí bách cho người mặc. Các nhà sản xuất thường thêm sợi tự nhiên vào vải để làm mềm và tăng khả năng thấm hút mồ hôi nhằm giải quyết nhược điểm này.
Vải thun poly 1
Vải thun poly rất lý tưởng để may quần áo thể thao, áo khoác, túi ngủ, lều trại…

4. Tìm hiểu các thông tin bổ ích của vải thun poly 4 chiều

Nhằm mang đến cho vải độ co giãn 4 chiều tốt, vải poly 4 chiều là loại vải thun tổng hợp được sản xuất từ sợi polyester và sợi spandex, trong đó sợi poly rơi vào 93–95% vải và sợi spandex chiếm khoảng 5- 8%. Bề mặt vải thun poly 4 chiều trơn bóng, không có lông nên sẽ không xuất hiện việc xù hay đổ lông, co giãn tốt, sờ vào có cảm giác mềm mịn rất thích. Vải không thể thấm mồ hôi một cách hiệu quả, do đó mặc nó trong một thời gian dài sẽ khiến bạn cảm thấy hơi nóng bức khó chịu.

Áp dụng vào đời sống: Vải thun poly 4 chiều hay được sử dụng để may áo đầm cho các quý cô, đồng phục nhân viên văn phòng, trang phục thể thao và các mặt hàng khác bởi khả năng co giãn và hút ẩm cực tốt.

5. Cách nhận biết hiệu quả giữa vải PE và vải thun poly

Vải PE và vải thun poly hiện đang được sử dụng nhiều trong sản xuất quần áo củ thể như may quần áo, váy đầm, đồng phục nhân viên, rèm cửa, chăn, gối, nệm,… Dưới đây là cách phân biệt 2 loại vải này cho dù chúng khá giống nhau nhưng vẫn có nhiều tính chất khác biệt:

- Điểm tương đồng:

 Xét về khía cạnh giống hệt nhau của vải thun poly và vải PE chính là chất liệu. Cả hai đều được tạo ra từ sợi polyester nhân tạo nên buộc không khác gì về tính chất lý hóa. Bề mặt của chúng nhẵn bóng, độ bền ưu việt, rất ít thấm hút nước, có thể chống nhăn, chống bám các vết bẩn, không có hiện tượng vi khuẩn hay nấm mốc phát triển. Bởi vậy, cả hai loại vải này như một vật liệu không thể thiếu trong ngành may mặc quần áo.

Vải thun poly 4
Vải thun poly rất lý tưởng để may quần áo thể thao, áo khoác, túi ngủ, lều trại…

- Điểm khác biệt:

 Đầu tiên độ dài sợi vải khác nhau hoàn toàn. Vải thun PE được hình thành từ những sợi sơ ngắn, còn vải poly được tạo thành từ những sợi sơ dài vô tận.

Thứ hai, bề mặt vải không hề giống nhau. Khi đem bề mặt của vải thun poly và vải PE ta sẽ dễ dàng có kết quả như sau. Đối với vải thun poly trơn bóng, không có lông và không có hiện tượng lông bị đổ hay xù trong xuyên suốt thời gian mặc. Ngược lại, nếu quan sát cẩn thận mặt vải thun PE ta bắt gặp những gơn nhẹ. Đặc biệt sử dụng loại vải này lâu ngày không thể tránh khỏi việc sản phẩm bị đổ lông, vón cục.

Thứ ba, có sự chênh lệch giá thành. Trên thị trường, vải thun poly đắt hơn vải thun PE một chút do quy trình xử lý sợi poly cần nhiều công đoạn hơn và yêu cầu kỹ thuật dệt cũng khác nên buộc giá thành tăng lên.

Cuối cùng, cảm giác mát mẻ thoải mái khi sử dụng. Vải thun poly sẽ có cảm giác mát hơn khá nhiều so với vải PE do các kỹ thuật dệt khác nhau được sử dụng để sản xuất vải thun PE và poly. Nếu biết cách chăm sóc thì vải thun poly bền hơn đáng kể nhưng vết trầy xước sẽ nặng hơn vải PE.

Vải thun poly 2

6. Tìm mua vải thun ploy ở đâu để giá cả phải chăng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh?

Hồ Chí Minh hiện nay có vô vàn cửa hàng chuyên cung cấp vải thun poly 4 chiều giá rẻ cho khách sỉ. Nhưng đâu là nơi bạn nên đến nhất? Nhằm giải đáp thắc mắc này chúng tôi xin chia sẻ đến bạn top 4 địa điểm bán vải ở Thành phố Hồ Chí Minh mà bạn nên biết. Hãy cùng nhau tham khảo nhé!

  • 1. Chợ vải Lê Minh Xuân tọa lạc trên con đường Lê Minh Xuân, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Ở khu chợ tấp nập người qua kẻ lại này, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các mẫu vải đa dạng, từ loại đặc biệt về họa tiết cho đến mẫu mã xinh xắn. Bên cạnh đó, đây là khu chợ chuyên tập trung buôn bán các mặc hàng quần áo, giày dép, nón mủ và các phụ kiện khác nên khi đến chợ bạn sẽ thỏa sức mua sắm mà không lo ngại về giá cả. Mách nhỏ cho các bạn nếu muốn có giá mua hời thì nên lương thượng với cô chú bán hàng một tý nhé.
  • 2. Chợ Tân Định, đường Nguyễn Hữu Cầu, phường Tân Định, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Được xem như một ngôi chợ cổ kính có từ thời Pháp thuộc, hình thành vào năm 1926. Chợ Tân Định là một địa chỉ bày bán sỉ và lẻ mọi mặt hàng quần áo, vải vóc với giá cả hợp lý.
  • 3. Chợ vải Trần Hữu Trang nằm ở số 84C, Trần Hữu Trang, phường 10, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Khu chợ được nhiều đa số những bạn đang hoạt động trong giới thời trang tìm đến bởi đây là một trong những cái tên bán vải vóc sầm uất nhất tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, khu chợ này còn sở hữu nhiều loại vải lạ, hiếm mà ở các chợ còn lại không có. Nếu có nhu cầu mua vải thun poly bạn hoàn toàn nên đến đây do giá thành khá phải chăng.
  • 4. Chợ vải Phú Thọ Hòa, đường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Mang tên chợ những thực chất là con đường với hơn 1.000 cửa hàng bán vải sỉ nằm tại khu vực Bàu Cát. Mọi người khá ưa chuộng đến tham quan và mua vải ở nơi này vì có rất nhiều cửa hàng, xưởng dệt với vô số vải đa dạng kiểu mẫu và giá bán tận gốc. Nếu muốn mua các loại vải giá rẻ nhất thì chợ vải Phú Thọ Hòa là cái tên bạn cần biết đến.

Tổng kết

Hy vọng như thông tin mà Áo Thun Sài Gòn cung cấp ở trên giúp quý khách hàng biết rõ hơn về ưu, nhược điểm của vải thun poly. Cảm ơn quý khách hàng đã đọc bài viết này!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông Tin Khác